Xử lý tai nạn thường ngày (đứt, côn trùng đốt và bỏng)

Lưu ý: Đây là kinh nghiệm cá nhân của mM (hoàn toàn cá nhân), đúc kết từ bài dạy của bà, của mẹ, từ chia sẻ của bạn bè, và hướng dẫn của bác sỹ. Viết lại đây để tham khảo, phòng ai đó gọi mình mà không gặp.

Vết muỗi cắn:

Khi mới bị cắn, bôi ngay nước cốt chanh thì vết cắn sẽ đỡ ngứa ngay, và không sưng; mới sưng thì dễ xẹp. Làm đơn giản thôi, cắt lát chanh mỏng, chà lên, hết ngứa là xong. Làm càng tức thì, hiệu quả càng cao. Hơi lâu mới biết, làm vẫn được.

Khi đã lỡ gãi tróc vết cắn, bôi nước cốt chanh sẽ rát, dĩ nhiên và chất axit vào vết thương hở, hết có tác dụng mà hại. Lúc này, bôi kem có tác dụng làm lành da, mau liền, đỡ sẹo, và có thêm chất chống nhiễm trùng càng tốt. Lúc này, kem anti-septic cream là lựa chọn đầy đủ.

download (3)

Vết đứt:

Nếu vết đứt lớn, phải cầm máu trước. Nếu dơ thì rửa qua. Sạch rồi đừng xả nước nữa kẻo máu nó chảy cho đã mới cầm. Chảy nhiều thì nên ngồi yên lại. Cầm máu rồi bôi anti-septic, có thể bôi burnol luôn vì burnol có tác dụng làm liền da rất nhanh. Ưng thì bôi lớp anti – septic cho sát trùng, bôi thêm lớp burnol lên cho liền da (bôi thật mỏng thôi nha)

Vết đứt nhỏ như nấu ăn, cắt phải thì “quất” lớp mỏng hoặc anti-septic, hoặc burnol là xong.

Sợ dơ, sợ đụng thì sau khi bôi thuốc, dán băng keo cá nhân lên trên. Có điều làm xong, ví dụ khi đi ngủ, nên mở ra, vết thương khô mới nhanh lành.

Vết bỏng:

Nhân có bạn vừa hỏi, sao bỏng, bôi burnol lên nó phồng. Và bạn muốn mau lành, bóc luôn lớp da ra. Nên mM viết lại đây để các bạn tham khảo.

2-x-20gm-burnol-cream-dr-morepen-the-original-burns-cream-expiry-2018-or-more-b34bf74a6aba476f4afde3cf33881050.jpg

Thứ nhất, bỏng có 3 độ cơ bản: bỏng nhẹ – độ 1, bỏng trung bình – độ 2 (da phồng lên), bỏng nặng – độ 3 (vào tận trong, buồn buồn vô trong xương luôn, khỏi phồng). Theo anh Tài Đặng chia sẻ, hãy sơ chế bỏng bằng dầu nóng thì da sẽ không bị phồng. Sau đó, bạn bôi burnol vào là vết bỏng dịu ngay, bớt rát ngay.

Thứ hai, KHÔNG BAO GIỜ BÓC LỚP MÀNG NGOÀI nha, đừng can thiệp thô bạo thế chứ. Lớp da có tác dụng giữ vừa ấm vừa mát, vừa thoát mồ hôi, vừa bảo vệ các mô bên trong khỏi vi trùng. Nỡ nào lột nó ra cho vết thương “phong trần” trước giang hồ hiểm ác! Cứ để đó, cố giữ được càng lâu càng tốt, đừng để nó vỡ. Đến lúc nó vỡ, thì cũng đừng bóc, xức thuốc lên thôi. Lại tiếp tục xức burnol. Vết thương lớn sợ nhiễm trùng thì lại chơi bài kết hợp, bôi cả anti-septic và burnol: bôi 1 lớp mỏng anti-septic để giữ sát trùng, rồi bôi 1 lớp mỏng burnol lên trên để mau liền da và hỗ trợ trị bỏng.

Đúng là bôi ngày 2 lần, nhưng nếu di chuyển nhiều, thuốc mau “bay” đi, thì cứ thuốc bay gần hết thì bôi lại, bảo đảm luôn có lớp màng phủ trên vết thương. Nếu phải ra đường, sợ cọ sát, thì bôi thuốc rồi dán băng cá nhân lên trên (bự quá thì băng, để lớp thuốc trên vết thương và dưới lớp băng).Các loại thuốc nhà mình thường dùng: Anti Septic Cream (kem chống viêm): gọinôm na là kem bôi đủ thứ: vết côn trùng cắt, vết đứt, vết xước, sứt, vết bỏng nhẹ.Burnol Cream: kem đặc trị bỏng, xài sang thì dùng cho vết đứt để chóng liền da.Các loại kem này xức ngay lên vết thương lành cũng được, vết thương hở kết quả càng mau. Anti-Septic làm hoàn toàn từ thảo dược, nên an toàn, dùng cho em bé nhỏ vẫn được. Burnol Cream: cái này chưa rõ dùng cho em bé mới sinh được không, nhà mình thì đã thí nghiệm, và ổn :)Để rửa vết thương, dùng nước muối sinh lý. Đây chính là loại để trong lọ nhỏ (thuốc nhỏ mắt) mà ta vẫn xài í. Nếu dùng để rửa vết thương và nhà có em bé mới sinh, dùng nhiều để rửa mắt, rửa mũi, rửa đủ thứ xung quanh, thì ta mua luôn lọ lớn, nửa lít, để dùng cho đỡ phí. Cần nhỏ mắt thì mua 1 – 2 lọ nhỏ mắt, rồi chắt ở lọ lớn ra dùng (lọ nhỏ mắt 2k/lọ, bình nước lớn có 18k/bình). Lưu ý đơn giản là để rửa và sát trùng, không phải cứ phải bỏ vô nó rát bà cố, cháy xèo xèo thì vi trùng vi khuẩn mới chết; khi đó thì chúng nó chết song mô lành của ta cũng chết. Nhớ thời còn thơ, mỗi lần té trầy chân là trốn luôn cô để khỏi vào phòng y tế. Cô y tá bỏ oxy già cháy xèo rát xé vết thương xong, khuyến mãi thêm miếng bông chậm vào. Về nhà gỡ miếng bông ra lỡ thêm 10 lần đau đớn và ta có vết thương mới còn tồi tệ hơn vết thương ban đầu. Thế nên, đừng bỏ cái gì kêu xèo xèo, kể cả nước muối quá đậm đặc cho vết thương hở (trừ khi nó là vết thương vì hoá chất, và bác sỹ đã xử lý đặc trị thì đừng có ý kiến ý cò nha). (to be continued…)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *