Truyện kể cho tiểu học Steiner

17.08.2017

Nếu như truyện kể ở lứa tuổi mầm non chủ yếu là hành động, tránh các đoạn tả cảnh dễ khiến trẻ chán, xao lãng, thì từ lớp 2, các tính từ miêu tả bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ở lớp 2 và lớp 3, các đoạn miêu tả dẫu khắc họa nên bức tranh rõ ràng, đầy ý nghĩa vẫn tràn đầy hành động. Còn giờ đây, ở lớp 4, với Thần thoại Bắc Âu, những đoạn miêu tả, từ ngôi nhà, đến bề ngoài (trang phục, cử động, việc làm …) của các nhân vật càng tỉ mỉ đến từng chi tiết. Dẫu vậy, mỗi chi tiết đều được chọn lọc, để dẫn đến, những chi tiết và cả câu chuyện vĩ đại nằm đằng sau nó.

Người dịch càng trăn trở với mỗi từ mình dùng, bởi trong bản gốc tiếng Anh, có rất nhiều từ mới (có từ dò từ điển không thấy), cũng như các từ nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như 1 chữ blue hour thôi mà diễn giải cả đoạn vầy nè, bạn Nguyễn Đỗ Quyên tìm nè:

“walk up to the door in the blue hour, just as the light was fading”

The blue hour (from French l’heure bleue) is the period of twilight early in the dawn each morning and late in the dusk each evening, during the nautical twilight phase, when the Sun is at a significant depth below the horizon and when the residual, indirect sunlight takes on a predominantly blue shade.

Norse Myth blackboard drawing

22.05.2016

Ở lớp hai, những con vật nên được mô tả bởi tính cách đặc trưng của chúng. Thí dụ, điều gì khiến cho cáo trông thật giống cáo? Cáo thì ranh mãnh, tinh lanh, láu lỉnh và kiêu kỳ. Những đặc tính này nên được mô tả trong bức tranh minh họa. Nếu như ở lớp bốn, các con vật thường được vẽ gần giống hơn trong thực tế, thì lớp hai lại đặt tầm quan trọng trong việc mô tả tính cách và bản chất của con vật. Đó là điều mà học sinh lớp hai sẽ có khả năng liên tưởng tới nhiều nhất.
Tôi không thể bao giờ quên buổi tối mà tôi lái xe về nhà cùng các con gái. Một chú cáo rảo bước qua đường, và tôi thốt lên: “Ồ nhìn kìa, một chú cáo!”. Một cô con gái của tôi kêu lên: “À đúng rồi, mẹ biết Ngài Cáo mà; ông ấy có thể đang định làm điều gì tinh ranh đấy”. Đây là một thí dụ điển hình về cách đứa trẻ ở lứa tuổi này liên tưởng tới thế giới loài vật. Trong mắt trẻ, những con vật có thể làm tất cả những gì mà con người chúng ta có thể làm: chơi đùa, ăn uống, kiếm chỗ nương thân, nuôi nấng con cái, cũng như chuyện trò và quan hệ với các con thú khác!
(Trích tài liệu vẽ bảng – Trần Đỗ Quyên dịch)
Theo mình hiểu thì với truyện loài vật, các em lớp 2 (lớp 1, 2, 3) sẽ đọc và hiểu về những con vật với những tính cách con người.
Song bắt đầu từ lớp 4, khi chương trình học chính các em được học về Con người và Loài vật (Man and Animal), các em bắt đầu khám phá loài vật với những đặc điểm sinh học (và cả tinh thần) của chủng loài đó.
Truyện Việt Nam, theo những gì mình đã biết (bởi có thể còn nhiều thứ mình chưa biết, chưa tìm được) thì rất hiếm chuyện loài vật, hay chuyện thiên nhiên (nature story nói chung). Một số truyện loài vật chẳng hạn như Dế mèn phiêu lưu ký, mình thật sự chưa biết nên cho trẻ độ tuổi nào đọc. Nếu cho trẻ lớp 1, 2, 3 đọc vì Dế mèn và các bạn của dế mèn mang tình cảm con người, thì liệu những tình cảm của dế mèn có quá lớn với các em? Hồi tuổi đó mình đọc Dế mèn phiêu lưu ký chưa hiểu gì hết và còn thấy quá nặng đâm không thích (hay mình chậm lớn nhỉ?). Truyện Cái tết của Mèo con thì mình thích, song không phải không làm mình sợ khi mình còn bé. Những tình cảm con người trong truyện loài vật Việt Nam có quá “nặng nề” chăng? Còn từ lớp 4 trở lên, truyện loài vật của Việt Nam có bao nhiêu truyện thực sự kể về loài vật với đặc tính thực sự của chúng, như truyện Người thợ săn và con sói lửa???
Hôm qua đọc comment của một anh nói rằng chỉ cần mua tài liệu nước ngoài về rồi thêm thắt chút Việt Nam vào là xong. Ngày xưa mình cũng nghĩ vậy, khi nhào vô làm mới hiểu là mọi chuyện nó gian nan thế nào? Làm thế nào mang tinh thần toàn cầu (universal) cùng với bản sắc của dân tộc (cultural identity) mình, hự hự. Phải hiểu đến tận gốc tinh thần đó là gì, cũng như bản sắc dân tộc mình là gì nhỉ?

20.05.2016

Theo hướng dẫn trong bài Truyện cổ tích theo lứa tuổi của trẻ, mình đi tìm nốt những truyện trong danh sách cho trẻ cuối lứa tuổi mầm non. Có vài truyện thật lạ và dịch ra sao buồn dữ thần vậy. Chẳng hạn như truyện The Flaming Castle hay The Snow Maiden mà mình đã nhờ bạn Nguyen Thu Trang dịch và bạn dịch rất hay.
Thiệt là, từ tuổi mầm non bọn trẻ Steiner chúng nó được kể cho nghe những câu chuyện cổ xưa đầy trí tuệ nhân gian, đã bao hàm sự sống và cái chết của thế giới tinh thần vĩ đại rồi ấy. Cho nên mới đến lớp 2 chúng nó đã đọc truyện những con người cao cả và chuyện ngụ ngôn. Lớp 3 đọc truyện về những nhà thông thái. Lớp 4 đọc truyện hài hước nhiều ý nghĩa ẩn tàng… nói chung đến lớp 5, 6 đã đọc mấy cái chuyện mà giờ mình còn không muốn đọc vì sợ bị nhức đầu. Đi với tụi này đau tim quá!

03.10.2016
Những truyện kể được chọn lọc trong các trường Waldorf Steiner đều là những truyện hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, sự cao cả. Tính anh hùng ca, không phải là anh hùng cá nhân nổi trội, chiến thắng tất cả những người khác, mà là chiến thắng chính bản thân mình. Nổi bật sự giản dị bao trùm lấy cốt lõi anh hùng, tốt đẹp bên trong.

Đặc biệt, nếu truyện kể lớp 1 vẫn là thế giới tươi hồng, mơ màng của cổ tích, song truyện dài hơn, nhiều chi tiết hơn, thì từ lớp 2, truyện kể có sự chuyển biến ngày càng rõ nét.
Chuyện kể lớp 2 nhấn mạnh vào hành trình của mỗi con người. Như hình ảnh mặt trời toả nắng. Từ một tâm ở giữa, có những con đường toả đi khắp hướng. Ba anh em sẽ chia tay ở một ngã ba, rồi mỗi người đi một hướng. Mỗi người sẽ có cuộc phiêu lưu của riêng mình, chiến thắng rồng, kẻ khổng lồ, cứu được công chúa, lấy được vương quốc cùng những kho báu vô giá.

Đến lớp 3, truyện bắt đầu có màu sắc buồn, khi bắt đầu đề cập đến cái ác, cái xấu trực diện và rõ ràng hơn. Cái chết của nhân vật chính bắt đầu xuất hiện. Tuổi lên 9 là con người đi vào cái threshold đầu tiên, khi con người bắt đầu nhận ra mình tách biệt với thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu có thể nghĩ đến cái chết. Và khi trẻ hiểu là thân xác vật lý của mình có thể tan đi, trẻ nhận biết thế giới không chỉ là sự nối dài các giác quan của chính mình, mà sẽ nhận biết bằng thứ có thể toả rộng hơn, chính là tình cảm của con tim. Và trẻ nhận biết thế giới qua tình cảm, qua vẻ đẹp. Phải, thế giới có tồn tại cái xấu, cái ác, cái chết, song con người, bằng nỗ lực của mình, sẽ vượt qua mặt tối của tầng sâu, để vươn lên ánh sáng của sự sáng tạo.

Về truyện đọc cho các con, trong quá trình đọc và dịch mM thấy thế này. Đúng là truyện cho trẻ cần có nhiều hành động. Trẻ càng nhỏ thì những phân đoạn tả cảnh, tả cảm xúc chỉ khiến trẻ lơ đãng (không tập trung, không lắng nghe) mà thôi.

Nếu như chúng ta muốn đọc cho trẻ lớp lớn những truyện mà các bạn chưa học Steiner chưa được nghe, chẳng hạn con đã học lớp 3 rồi mới bắt đầu đọc truyện cổ tích, huyền thoại, thần thoại cho con nghe, thì mM nghĩ mình cũng nên làm theo trình tự của độ tuổi. Có thể đọc từ những truyện cổ tích dài luôn (nếu sợ trẻ chán). Tuy nhiên, kinh nghiệm kể chuyện cho Minh thấy là, quan trọng là chính người kể chuyện có thích, có thấy chuyện đó hay không? Trướ tiên mình có thấy hay, người kể mới thấy hay được.

Nghĩa là hãy đọc truyện cổ Grimm, rồi truyện cổ Nga (bắt đầu tả nhiều hơn, đặc biệt là truyện Bashtchelik – Người Thép), rồi hãy qua Huyền thoại Rồng Celtic (các cụm từ tả được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần). Nếu như các hình ảnh trong truyện cổ Nga tả cảnh đẹp và theo trình tự tăng tiến, thì các hình ảnh trong Rồng Celtic có sự tương phản lớn lao, nó như 1 bức tranh thuỷ mặc đầy tính thiền trong đó vậy. Điều tuyệt vời của các câu chuyện này là mỗi cuộc phiêu lưu, mỗi con đường, mỗi hành trình của mỗi người anh hùng, đều có tính chất hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, cả 2 truyện này đều hoà quyện tuyệt vời giữa tả cảnh và hành động, cho nên nó vẫn vô cùng hấp dẫn (mình còn thích nói gì con nít), nghĩa là tính hành động rất cao.
Đang nghĩ về ai đó có kinh nghiệm và thời gian làm về xuất bản sách (mua bản quyền, các thủ tục ra sách), thì chúng ta có thể xuất bản sách này ở Việt Nam cho các phụ huynh đọc cho con, hoặc con tự đọc, nhỉ?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *