Sự cân bằng lo cho người khác – lo cho mình

Chữa lành tư tưởng “Yêu bản thân”.

Cơ thể chúng ta có hai quả thận: thận trái là để tử biết yêu thương và chăm lo cho bản thân mình, thận phải là để chúng ta yêu thương và lo lắng cho người khác. Thế nhưng chúng ta thường có vấn đề về thận, bởi vì suy nghĩ là chúng ta phải biết hi sinh bản thân mình và lo cho người khác. Trẻ con còn ngây thơ và chưa bị hỏng cái lý trí thuần khiết thì sẽ nói rằng: tại sao chúng ta cứ phải đi lo cho người khác để người khác lo cho mình? Nếu ai cũng tự lo cho mình thì có phải là mọi người đều ổn cả thế giới sẽ hạnh phúc hay không? Và sự thật là như vậy! 

Chúng ta thường xuyên đi lo cho người khác, nhiều khi là xía mũi vào chuyện của người khác ngay cả khi người khác không cần, người khác đây bao gồm cả con, chồng, cha mẹ chúng ta. Chúng ta thao túng người khác, muốn người khác phải làm theo ý mình. Trong khi cuộc đời chúng ta thì “để cho ruồi nó bu”. 

Trên đời này sửa đổi chính mình là điều dễ nhất, còn thay đổi người khác là chuyện khó khăn. Tuy nhiên chúng ta lại thường chọn cách nỗ lực đi thay đổi người khác, còn bản thân mình thì tốt nhất là không phải làm gì! Khi chúng ta đi làm cho người khác, điều đó thể hiện ý chí yếu kém sợ hãi phải thay đổi bản thân, và tình cảm thích sở hữu người khác của mình. Bởi vì mặc dù chúng ta nói chúng ta yêu thương và cho đi vô điều kiện, nhưng chỉ chúng ta sẽ có một kỳ vọng là người khác sẽ lớn lên, phát triển, hay ít nhất là làm mọi việc như là mình chỉ bảo cho họ. Và khi họ không sống như chúng ta muốn thì chúng ta lại cảm thấy khổ. Và thế là nỗi khổ cứ kéo dài. Quay trở lại lý luận như đứa trẻ nhỏ còn ngây thơ kia, nếu ai trong chúng ta cũng tự sống như mình muốn, làm việc mình cần làm, miễn đừng làm ảnh hưởng đến người khác, thì xã hội/cộng đồng sẽ có toàn những người biết lo cho mình và ai cũng muốn ổn cả.

Sáng, lớp chữa lành 8, chữa lành giai đoạn từ 28 đến 35 tuổi, quả thận trái thể hiện sự yêu thương cho chính mình của các bạn hầu hết đều là khô héo, hay là ứ nước, hay là rách bươm, trong khi quả thận phải thì mập mạp, căng bóng, mà có khi to quá cỡ. Tuy nhiên to quá cỡ cũng không phải là tốt. Và việc cần làm là chỉ còn chăm lo cho quả trái trở nên khỏe mạnh trở lại, thận phải có thể sẽ thu nhỏ lại nhưng sẽ khỏe mạnh hơn hẳn. Và cả hai quả thận sẽ liên kết với nhau tốt hơn.

Trưa, lớp chữa lành 2, các bạn hít thở như cái cây, những cái cây hiện lên lệch hẳn sang bên lo cho người khác. Lệch đến mức, bên lo cho mình, rễ còi cọc, thân gầy guộc, cành lá trơ trọi. Năng lượng trời – đất đều không vào được bên lo cho mình.

Thế nên chữa lành cho đứa con, đa phần là chữa lành cho chính người mẹ. Người mẹ phải sống cho con, chứ không phải là sẽ hy sinh đời mình cho con. Con không cần cả cuộc đời của mẹ cho mình. Con cũng không cần người mẹ chết vì mình. Con cần một người mẹ biết sống cho mẹ để mẹ hạnh phúc, vui vẻ, an bình, dịu dàng, cân bằng và con được bình an trong năng lượng đó của mẹ. Một người mẹ hy sinh cho con, có thể là nhịn đói nấu cơm cho con, mệt cũng gắng gượng chăm cho con, thì thứ năng lượng mệt mỏi, cáu gắt và đắng chát đó sẽ đưa vào thức ăn, và môi trường quanh con, khó là năng lượng tốt lành cho đứa con. Đứa con sẽ một là thờ ơ, hai là cảm giác mình mắc nợ mẹ. Đứa con nếu không biết chăm sóc mẹ, là bởi vì mẹ nó không làm gương, làm mẫu cho nó. Nó nghĩ mẹ nó không cần được chăm sóc, mẹ nó là siêu nhân, mẹ nó là người đi chăm lo cho người khác. Kiểu hy sinh cho người khác, để người khác phải mắc nợ mình sẽ truyền từ đời này sang đời khác.

Các bạn cần chữa lành tư tưởng gốc cơ bản nhất là tư tưởng không yêu bản thân. Bóc từng lớp vỏ hành của tư tưởng gốc không yêu bản thân mình nhé. Các bạn biết yêu bản thân, tự thấy mình đủ đầy, các bạn sẽ không còn giận người khác, các bạn sẽ không ganh tị, cảm thấy bất công, cần người khác phải thế này hay thế kia cho mình. Khi bạn đủ đầy, bạn mới có thể cho người khác năng lượng tích cực. Đừng đi chăm lo yêu thương người khác khi bản thân mình kiệt quệ.

Yêu thương, lo lắng cho người khác SAU KHI mình đã đủ đầy, ta sẽ cho đi năng lượng vui tươi, hay chính xác là năng lượng vui tươi của ta dư dả để người khác. Như một cái cây, tỏa bóng mát, nở hoa đẹp, ra quả ngọt là CHO CHÍNH NÓ. Và nó càng lo cho chính nó, nó càng có dư để người khác được dựa vào.

Một số người chới với khi những người thân của mình như là những đứa con bắt đầu trưởng thành và rời xa mình, chúng không còn cần mình nữa. Người đó chới vơi trong ‘cái tổ rỗng’ và tự hỏi bây giờ không ai cần mình thì mình cần làm gì? Mình bây giờ sẽ sống cho ai đây? Có người có thể quay trở về sống với chính mình. Nhưng cũng có người không tìm lại được chính mình nên vẫn tiếp tục phải trông chờ tình cảm từ con cái của mình hãy từ những người xung quanh. Những bà mẹ hay gọi điện cho con cái, trách móc kiểu “con quên mẹ rồi!”, thậm chí bảo “con có ổn không? Mẹ sợ con không ổn mà giấu mẹ!”, “Mẹ lo lắng cho con đến mất ăn mất ngủ!”. Kiểu hy sinh này tạo ra, một là đứa con vô ơn, lợi dụng cha mẹ, suốt ngày về bào cha mẹ. Hai là đứa con tìm mọi cách để thoát khỏi vòng tay mãi ôm ấp đến ngột ngạt của cha mẹ nó để tìm lại được cuộc sống của riêng nó.

Hãy sống cuộc đời của mình trọn vẹn nhất! Làm điều mình thích, chứ không cần làm điều người thân mình thích, như thế mình mới thấy hạnh phúc! Hãy làm điều mình muốn, đừng quan tâm người khác nghĩ gì! Hãy đừng lo cho điều chưa xảy ra! MÌNH KHÔNG VÌ MÌNH TRỜI TRU ĐẤT DIỆT!

1 thought on “Sự cân bằng lo cho người khác – lo cho mình”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *