Rất cảm ơn cô Thảo Nguyên, trường Thỏ Trắng đã tạo cơ hội cho nhiều người được học ké lớp học của các cô hoàn toàn miễn phí (buổi học tháng 04/2015). Đây là phần trả bài của PLM, nghĩa là đã qua xử lý, hiểu bài, và ngôn ngữ của mình.
Phương pháp Steiner là phương pháp giáo dục để trẻ phát triển toàn diện hoàn toàn theo sự phát triển tự nhiên của cơ thể theo từng giai đoạn. Không điểm số, không xếp hạng, chỉ là thật nhiều tình yêu thương kèm với sự hướng dẫn, điều hoà (regulate) từ những người chăm sóc (cha mẹ, người giữ trẻ). Phương pháp đã được Ông Rudolf Steiner, người Áo, tạo ra từ cách đây cả trăm năm, và hiện tại rất phát triển ở Châu Âu, một số nước châu Á, như Philippines đã có chương trình đến tận lớp 12.
Có rất nhiều kiến thức mà ngày nay, ngay cả khoa học chính thống, đang phải nhìn nhận lại. Chẳng hạn liệu uống sữa công thức, sữa tách béo các thể loại có thật là tốt hơn sữa tươi nguyên chất (không qua xử lý gì, kể cả đun sôi thanh trùng) hay không, thậm chí là liệu con người có cần uống sữa của con khác (ngoài sữa mẹ mình) hay không? Liệu con người có phải “cầm đèn chạy trước tạo hoá” để xử lý cơn sốt (là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại vi khuẩn, bệnh tật, và nhờ đó hệ miễn dịch mạnh lên, hay cơ thể sẽ thải bỏ chất không cần thiết và trở nên hoàn thiện hơn), để chích vắc xin phòng bệnh (mà phản ứng phụ chắc chắn sẽ có), biến đổi gien thực phẩm để có cái gọi là “to hơn, nhiều hơn, nhanh hơn” hay không?
1. Giai đoạn phát triển của một đứa trẻ thành một người trưởng thành:
Em bé sinh ra thường có đầu rất to so với thân mình (có thể bằng 1/4 kích thước), hơi thở nhanh, tay chân co quắp, khua quào loạn xạ. Sau đó, các phần cơ thể mới dần hoàn thiện. Có thể nói phần cơ thể phát triển xuống (grow down) từ đầu, xuống tim/phổi, rồi đến chân tay. Song phần “nội dung” thì phát triển tỉnh thức (wake up) từ dưới lên trên: làm (willing, doing), đến feeling, rồi cuối cùng mới đến thinking. Thời gian chia ra là từ 0 – 7 tuổi, 7 – 14 tuổi, 14 – 21 tuổi. Dĩ nhiên, đây chỉ là phần chia ra căn bản, còn tất cả quá trình sẽ phát triển đan xen với nhau.
Vì thế, lưu ý, đừng đánh thức các phần mà grow force (sức sống) chưa tập trung vào, đừng biến các con phải trưởng thành quá sớm, khi các phần nền móng chưa hoàn thiện. Ví dụ như giai đoạn 0 – 7 tuổi, các con cần vận động, mơ mộng thật nhiều để phát triển cơ thể vật lý, làm nền móng cho phần tình cảm, và ý thức suy nghĩ sau này, đừng ép các con học thật tội nghiệp. Tại sao các con đang cất cánh thiên thần bay trên trời cao, thì chúng ta, vốn đã nặng nề lê thân trên mặt đất, lại cố kéo các con xuống lê theo chúng ta?
Mọi việc người lớn làm cho con nhỏ, từ dinh dưỡng, chăm giấc ngủ, cho con chơi, bảo con học phải có tính chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. Chẳng hạn các bài học từ 0 – 7 là vận động (trong và ngoài trời) là chính, 7 – 14 phải thật đẹp và tình cảm cho con có thể tiếp thu.
2. Các hình thái – tính khí – tính cách của trẻ:
Có thể chia căn bản trẻ thành 2 loại chính: trẻ đầu nhỏ và trẻ đầu to
Trẻ đầu nhỏ: ăn ít, kén ăn, hệ tiêu hoá yếu (hay đau bụng, hay táo bón), thích ra ngoài chơi, chăm chú vào chi tiết (dễ mất tập trung), khó ngủ
Trẻ đầu to: thích ăn, dễ ăn, cân bằng kém, thích chơi ở trong phòng, nhìn toàn thể (khó mất tập trung), ngủ tốt
Mỗi trẻ cần dinh dưỡng, cách chăm sóc khác một chút để trẻ cân bằng lại.
Có thể còn chia trẻ theo: trẻ earthy (thực tế) – thích xe, động cơ, vọc đất các và mơ mộng (cosmic) – mơ ở đâu đâu, sợ đất cát
Trẻ fantasy rich (giàu hình ảnh, tưởng tương) và fantasy poor (tưởng tượng kém, mau quên, kể chuyện phải có kèm hình ảnh)
Nên nhớ không có cái nào hay, cái nào dở, nhiệm vụ của người chăm sóc chỉ là giúp con cân bằng hơn.
Đến tuổi 7 – 14, trẻ có thể phát triển thành 4 dạng tính khí sau:
– quyết đoán (lửa)
– bi quan (đất)
– lạc quan (nước)
– nhẹ nhàng, vô tư (khí)
Đến tuổi 14 – 21, sẽ trở thành soul types (tính cách)
3. Sức khoẻ, bệnh tật, dinh dưỡng
Tạo hoá sinh ra con người để khoẻ mạnh, không phải để bệnh. Bệnh là khi cơ thể mất cân bằng. Khi hệ miễn dịch khoẻ, nhờ ngủ đủ, ăn đủ, được yêu thương, cảm thấy an toàn, thì sẽ ít hay không bệnh. Vi trùng, vi khuẩn thì vẫn bay đầy ngoài kia, vấn đề bạn có bệnh hay không là ở bạn!
Khi con bị hen suyễn, dị ứng, bệnh mãn tính, hay cáu gắt, buồn bã, giận dữ … hãy nhìn ra xa hơn. Liệu con có ngủ đủ không, có ăn đúng chất, có đi tiêu được chưa, mẹ có yêu thương và bảo bọc con không? Nghĩ đơn giản thế này, nếu con chỉ nhìn thấy trách nhiệm và căng thẳng, con sẽ sợ hãi “vì sao mình phải ở đây?” chứ không phải tung tăng trong thế giới xinh đẹp này.
Trở lại câu hỏi, vì sao con người là sinh vật duy nhất uống sữa con khác để sống. Sau 1 tuổi, cơ thể không còn sản sinh ra lactase để phân huỷ lactose trong sữa, và việc đun sôi sữa để thanh trùng, lại phá huỷ các enzym vốn có để tiêu hoá sữa. Vì thế, nếu con bị dị ứng, hen suyễn, có thể chính do sữa. Nghiên cứu một nhà khoa học Nhật thực hiện trên mèo với 5 loại sữa: sữa tươi nguyên chất, sữa thanh trùng, sữa bột (công thức), sữa can, sữa đặc. Những nhóm về sau, các thế hệ sau càng bị dị tật bẩm sinh (thậm chí vô sinh) sẽ càng nhiều hơn.
Ăn dặm là quá trình chúng ta giới thiệu cho con làm quen bằng mọi gíac quan với các loại thực phẩm, là sản vật của thiên nhiên. Hãy từ từ, theo dõi phản ứng cơ thể, và hãy cho con thử mọi thứ.
Lượng đạm chúng ta cần, thật sự rất ít, hãy xem từ gốc, đạm trong sữa mẹ chỉ chiếm 1 1/2 % mà thôi.
Cần tránh các thực phẩm có chứa chất solanine, các night shades, có thành phần giống với chất trong thuốc trừ sâu, đây là một chất độc để cây tự bảo vệ. Hãy tránh cho con ăn càng muộn càng tốt các món khoai tây, cà chua, cà tím, ớt chuông (Đà Lạt).
Cho trẻ đầu nhỏ: bắt đầu với trái cây có vị ngọt. Đến 1.5 tuổi vẫn chưa cân bằng, tiếp tục cho ăn trái cây khô có vị ngọt (không thêm đường) sau mỗi bữa ăn. Trẻ đầu nhỏ cần giúp con ngủ ngon bằng cách chườm nước nóng (bên dưới).
4. Các cách chữa bệnh tự nhiên:
mM làm phóng viên mảng y tế, càng tìm hiểu càng thấy rằng Đông y vi diệu hơn Tây y gấp nhiều ngàn lần. Một cái có từ khi con người sinh ra, một cái vừa mới đây. Một cái chữa toàn thể, chữa tận gốc, một cái chữa triệu chứng lộ ra ngoài và tức thời. Thuốc nam của Việt Nam ta quá tuyệt vời, chỉ là ta chưa biết, không biết mà thôi. Còn đây là cách chữa tự nhiên, truyền thống mà cô Bella và thầy Jake (Joaquin G. Tan), vừa chỉ trong lớp. Các bạn có thể tìm sách Healing ourselves from medicine – How anthroposopy can save your life của thầy Joaquin G. Tan, có bán trên amazon.com. Phức tạp quá thì về nhà kiếm thầy lang thuốc nam học vài bài cho tiện.
– Phương thuốc hữu hiệu trị bá bệnh: chườm nước nóng
Có thể mua túi chườm nước nóng cho tiện, chưa có thì dùng tạm chai thuỷ tinh đựng nước nóng, dùng khăn bông quấn ra ngoài cho đỡ nóng và lại giữ nhiệt lâu.
Chườm lên bụng 20 – 30′ giúp dễ ngủ, có thể chườm cho trẻ từ 1.5 tuổi. Ngay sau bữa tối. Con quá tăng động, dùng 1 khăn mỏng thấm nước trà hoa cúc, áp lên mạn sườn phải (khu vực gan) rồi chườm nước nóng lên. Cứ làm liên tục, có thể cả năm, đến khi các triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, đổ mồ hôi trộm … biến mất hết.
Ho có đờm: chườm 2 – 4 lần/ngày. Kèm thêm khăn mỏng thấm nước gừng (gừng tươi giã nhỏ, bỏ vô nước đun sôi 5 phút), áp vô phần lưng giữa 2 bả vai (phần phổi), rồi chườm nước nóng lên. Ho khan: dùng kèm nước tỏi (đâm, đun nước sôi 5 phút). Ho có hạch ở cổ, chườm nước gừng lên chỗ hạch sưng.
Táo bón: cũng chườm nước nóng lên bụng.
– Dùng thảo dược:
Sốt xuất huyết: dùng cây vú sữa đất (euphorbia hirta): 12 cây cả rễ, rửa sạch, bỏ vào 1 lít nước đun đến sôi, sau 5 phút bỏ xuống. Uống nước đó 30 phút 1 lần, mỗi lần 1 ngụm đầy miệng.
Động kinh: dùng cây ngải cứu (artemisa vulgaris). Lấy 3 nhánh cây (sẽ có nhiều lá), rửa sạch, bỏ vô nước đun đến sôi sau 5 phút. Hoặc bỏ vào bình, đổ nước sôi già vào, hãm 3 phút. Nước đó có thể bỏ tủ lạnh dùng dần (để được 3 – 5 ngày). Mỗi lần uống 1/2 muỗng cà phê. Khi sốt, uống 30 phút 1 lần. Bình thường để trị chứng động kinh hay đơn giản là thanh lọc cơ thể, có thể uống hàng ngày như uống trà, uống 4 lần/ngày.
Phương pháp xử lý sốt: (đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, đừng làm khi chưa tin, và tác giả không chịu trách nhiệm, chịu gì nổi mà chịu :P)
Nghiên cứu đã cho thấy từ 37 độ C trở lên, cứ tăng 1 độ thì bạch cầu nhân gấp 2 lần. 37 – 38 (x2), 38 – 39 (x4), 39 – 40 (x8), 40 – 41 (x16). Bác sỹ của Victoria cũng đã nói, sốt là khi bạch cầu đánh nhau với vi khuẩn, nên hãy để điều đó xảy ra, chỉ giúp con hạ sốt khi con có dấu hiệu mệt, ngủ li bì, lờ đờ …
Chia sẻ của thầy Jake là thầy chưa bao giờ cho con uống thuốc hạ sốt, song không có nghĩa là bỏ mặc con sốt, mà phải luôn ở bên con, theo dõi, chăm sóc cơn sốt của con. Sốt là khi thể I (warmth body), và thể astral (conciousness body) đi vào 2 thể dưới life body và physical body, cơ thể thải hồi ra những gì không phù hợp, để khỏi bệnh, để lớn lên. Điều này có thể giải thích cho sốt mọc răng, sốt xong biết đi, biết bò, thậm chí là sốt xong cao lên cả vài phân 🙂
Có 2 loại bắt đầu cơn sốt:
– Ớn lạnh: khi đó đắp chăn và chườm nước nóng ở bụng. Khi cơn ớn lạnh qua đi, nhiệt độ sẽ bắt đầu tăng vọt, bỏ chăn, bỏ chườm nóng, và xử lý như sốt nóng.
– Sốt nóng: sờ vào người thấy rất nóng.
Liên tục kiểm tra nhiệt độ (đo cùng một nơi, hoặc miệng, hoặc nách, hoặc trán, tai…).
Nếu lòng bàn tay, bàn chân lạnh, là hơi ấm chưa lan toả đều. Đây là một trong những nguyên nhân gây động kinh (nơi lạnh, nơi nóng), dĩ nhiên còn do cơ địa cho việc bị động kinh khi sốt. Trẻ đã từng bị động kinh có nhiều nguy cơ bị lại, cần xử lý khác. Tản nhiệt bằng cách tấp/dấp nước chảy từ vòi (nhiệt độ thường) lên, từ vai xuống tai, từ đầu gối xuống chân. 10 phút sau, thường lòng bàn tay và lòng bàn chân đã ấm.
Đo nhiệt độ 15 phút một lần. Mỗi trẻ thường có đỉnh nhiệt độ riêng, như con thầy Jake là 40.6 độ C (con gái) và 40.2 độ C (con trai). Thường lên đến nhiệt độ này sẽ không tăng nữa.
Nếu sốt quá cao, con có hiện tượng hoa mắt, thấy đất chao đảo chẳng hạn, thì nhiệt độ bằng cách tấp thêm nước giúp con hạ nhiệt. Nhanh thì lấy cục nước đá áp vào bắp chân (nơi có nhiều cơ bắp) 10 phút là con sẽ hạ nhiệt. Khi con lên cơn động kinh, cách này cũng giúp cơn động kinh qua mau. Con đau đầu, áp đá lên trán.
Buổi tối đi ngủ, sợ nhiệt độ tăng mà mình không biết, lấy chanh (chanh lemon, đoán là chanh nhỏ nhà mình) cắt đôi, áp mặt nước vào lòng bàn chân, mang tất vào, giúp giữ nhiệt độ không tăng.
Tuy nhiên, khi con sốt quá 3 ngày và sốt quá 41 độ C, đây là việc nguy hiểm, không còn là phản ứng cơ thể tự xử lý được, phải đưa con đến ngay bác sỹ. Với đứa trẻ phát triển tự nhiên, ăn tốt (thức ăn sạch), ngủ đủ, vận động, chưa từng chích ngừa như con thầy cô, được yêu thương và cảm gíac an toàn đủ đầy (ừm, có thể mình nói là may mắn nữa), thì chưa bao giờ bị.
Trị liệu kèm khi con có kèm các triệu chứng ho và nổi hạch ở cổ, áp nước gừng nóng (chườm). Ho có đờm, chườm nước nóng ở phổi. Tiêu chảy, cần mang mẫu phân đi xét nghiệm (tránh dịch tả). Sốt hơn 3 ngày, thử máu xem có bị sốt xuất huyết. Nếu sốt xuất huyết, dùng cây vú sữa đất (euphorbia hirta).
Cho con uống nhiều nước vì sốt dễ bị mất nước. Mặc áo có tay (che vai), quần dài để tránh mất nước. Ướt thì thay.
Chỉ cho ăn cháo (nếu con đói), không ép con ăn để tránh sức lực phải phân tán cho tiêu hoá thức ăn thay vì chiến đấu chống vi khuẩn và để thải chất độc.
Nói chung, để hỗ trợ cơ thể, nên thực hiện kèm với việc thanh lọc như ăn nhẹ, tắm hơi, ăn thêm thảo dược như nghệ (lọc gan), quế (hạ đường trong máu)…
Còn về ăn sạch thì là cả một đề tài lớn khác, sẽ viếp tiếp trong một bài khác ạ.