Steiner – Diễn giải truyện cổ tích

Phần giới thiệu cuốn Interpretation of Fairy Tales – Diễn giải truyện cổ tích của tác giả Roy Wilkinson)

Tính thực tế của những câu chuyện cổ tích nằm ở sự thật là nội dung của chúng miêu tả các trải nghiệm của tâm hồn, các sự thật của vũ trụ, quá trình phát triển của một cá nhân, thế giới các thiên thần nguyên tố (đất, nước, khí lửa – như thần lùn, tiên có cánh, tiên nước, tiên của mùa màng …), trí tuệ dân gian, và các tưởng tượng của sự khải huyền. Những “bản tường thuật” này tuy nhiên không được diễn đạt bằng ngôn ngữ của khái niệm, mà bằng những hình ảnh tưởng tượng. Cả một thế giới của kiến thức khoa học tâm linh chứa đựng trong chúng …

Tuy nhiên, những hiểu biết về các hình ảnh biểu tượng, những hình mẫu nguyên thủy trong truyện cổ tích, người giáo viên nên hiểu và biết rõ, song tuyệt đối không hề đề cập đến khi kể chuyện cho trẻ.

Một số ví dụ: Truyện Hansel và Gretel: “sự hạ thế”, sự đầu thai xuống trái đất

Mẹ Holle: tái đầu thai và nghiệp quả

Bạch Tuyết và bảy chú lùn: sự tiến hoá của con người

Hai chú tí hon (elf) và người thợ giày: những thiên thần nguyên tố giúp đỡ con người

Cô bé quàng khăn đỏ: một bí ẩn của Thiên chúa giáo

(tớ đã từng tìm trên mạng về câu chuyệ này, có rất rất nhiều giải thích, từ hiện tượng thiên nhiên – mặt trời lặn như bị nuốt vào bụng, cho đến ý nghĩa tâm linh – trong bụng sói quá tối tăm, ý nghĩa giáo dục – không nghe theo lời mẹ thì thế nào …, thậm chí có cả diễn giải về tình dục nữa 🙂 )

Con ngỗng vàng: hướng dẫn tâm linh Rumpelstiltskin: cái xấu được trả hết (cái này mình cũng chưa hiểu lắm vì chưa đọc nguyên văn cuốn sách)
N

gười thợ may nhỏ thó can đảm (hay Một đòn chết bảy): nhận thức tâm linh phát triển.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *