Ranh giới – chia sẻ nhỏ của PLM

Chia sẻ không gian sống cùng con

Ngày trước thời Minh còn làm phóng viên, dạo mà các bác sĩ nhi nước ngoài mới bắt đầu vào Việt Nam, có một bác đã thốt lên “Việt Nam là đất nước kỳ lạ, bất kỳ ai, dù không phải là cha mẹ của đứa trẻ, kể cả những người hoàn toàn xa lạ như một người qua đường đều có thể buông ra lời nhận xét mà thường là tiêu cực về đứa trẻ trước mặt đứa trẻ, và nghiễm nhiên, trước mặt cha mẹ em!” Ông khuyên cha mẹ hãy bảo vệ trẻ và chính cha mẹ khỏi những lời nhận xét tiêu cực nhân danh lời khuyên đó.

Vậy thì, ngay cả người lạ không hề quen, người không hề liên quan, đều có thể buông những lời body samsung kiểu “sao mà gầy, sao mà đen, sao mà xấu” (ủa alo???). Và thật sự đau lòng hơn nữa, khi chính người thân trong gia đình, và giáo viên của các em, khiển trách và “đổ tại” cha mẹ với những gì mà họ cho là “hư đốn” của đứa trẻ.

Mà rất nhiều khi, cha mẹ trẻ – người có quyền nhất với trẻ hay chính trẻ phản đối những chê bai, quy chụp này, thì nhận được những câu kiểu:
– Tao/tui có thương như con/cháu thì tui mới nói/chỉ/dạy- à hả, no thanks, có nuôi được bữa nào mà tự nhận vơ làm con/cháu zị???
– Tao/tui thương thì tui mới (chẳng hạn bẹo má, nghịch chim cho tới chửi mắng, đánh đập…) – à hả, no thanks tiếp, tốt thì tự giữ tự xài đi!
Nhưng mà nếu ta dám nói các câu trên thì chắc chắn người đang làm tổn thương trẻ, tổn thương cha mẹ trẻ sẽ nhăn mày, trợn mắt, khó chịu, như là ta đang làm chuyện xấu với họ vậy!
Cái xã hội gì kỳ!

Kỳ lắm, nên thông thường cha mẹ và trẻ sẽ cảm thấy mình có lỗi, cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ, đau khổ, mình thật tệ hại. Và tiếp đó là bị cuốn vào những lời khuyên, đề xuất, yêu cầu, cho dù vô duyên và vô lý của cái – người – thật – ra – là – rất – không – liên – quan kia! Chúng ta trở nên căng thẳng, cảm thấy mình chưa đủ tốt. Mặc dù thẳm sâu bên trong ta thấy đau đớn, khổ sở và nhiều khi là uất ức vì tiềm thức/vô thức ta cảm thấy sự vô lý ở đây. Tại sao lại bắt đứa trẻ phải mập, phải trắng, phải đẹp theo tiêu chuẩn của ai đó khác? Vì sao phải bắt đứa trẻ biết đọc biết viết biết giải toán làm văn theo mẫu, theo khuôn mẫu và tiêu chuẩn mà có khi rất tệ. Tại sao lại có thể khăng khăng dán nhãn trẻ và cha mẹ trẻ một cách vô duyên, vô lối, vô lý, vô tình vô nghĩa như vậy!

Mà “Nếu mình nhìn bằng tình yêu tình thương mình sẽ thấy khác và cư xử khác!
Con là tình yêu đích thực của mình!” (lời 1 bà mẹ khác)

Hãy đặt mọi thứ vào đúng chỗ của nó!

Con là con của mình. Mình là mẹ của con! Mình là thành trì cuối cùng bảo vệ cho con. Mẹ ổn là con ổn. Mà muốn ổn, trước hết, phải hiểu biết mọi thứ đúng như nó là. Luôn biết mình là ai. Từ đó mà vững vàng, an ổn, để bảo vệ, yêu thương, hỗ trợ và đồng hành cùng con mình. Ai không liên quan xê ra hết! 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *