Toàn cầu và quốc gia?

(Chép bài giảng hội thảo chủ đề này tại AWTC 2017 của thầy Martyn Rawson)

Chủ đề của Hội thảo AWTC – Giáo viên Waldorf Châu Á 2017 chính là Cutural Identity and Individualization in Education Practice (Tạm dịch: Nhận diện Văn hóa và Sự cá nhân hóa Trong Thực hành Giáo dục). Hội thảo buổi chiều của thầy Martyn Rawson có giới thiệu như sau: “Giáo trình Waldorf nhằm giúp trẻ em và thanh thiếu niên kết nối với xã hội và văn hóa nơi họ sống cũng như khiến họ có thể phát triển các kỹ năng kết nối và thấu hiểu văn hóa thế giới. Chúng ta sẽ xem xét các cách mà giáo trình giúp trẻ phát triển các khả năng xã hội trong một thế giới đổi thay và sẽ nhìn vào nội dung có thể xem như là toàn cầu và điều này liên hệ đến văn hóa bản địa cụ thể như thế nào. Chúng ta sẽ dùng các thảo luận và ví dụ để rút ra các hướng dẫn cho một giáo trình văn hóa và xã hội.”

 

29.04.2017

 

Tuy nhiên, phần giảng ngày đầu tiên của thầy quá khoai, rất nhiều từ khoảng 8 âm trở lên (ví dụ như Individualization), rất “nhức não”.

 

  1. Những câu chuyện về tính toàn cầu và quốc gia:

 

  • Câu chuyện của chính Martyn Rawson:

 

Thầy Martyn tự nhận mình là người mang trên vai lịch sử của thế kỷ 21. Với mẹ là người phụ nữ đầu tiên từ ngôi làng trên đảo nhỏ của đất nước Scotland, phần lớn là ngư phủ, với người cha làm nghề nấu rượu (rượu Scotland nổi tiếng nhất và mắc nhất thế giới, thầy bảo thế). Mẹ thầy là người phụ nữ đầu tiên đi học đại học. Song ngay trước khi tốt nghiệp, mẹ thầy gặp và yêu cha của thầy, là người lính Anh (đến chiếm đóng nước Scotland). Bà đã bỏ học để cưới cha thầy.

 

Bà ngoại của thầy, trong suốt 25 năm đã không nói chuyện được câu nào với cha thầy vì khác biệt ngôn ngữ. Chính vì thế, bà cố gắng kéo thầy trở lại văn hóa Scotland bất cứ khi nào thầy về thăm bà bằng cách dạy ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lý… Thầy đã đạt giải thơ quốc gia Scotland phần nào nhờ việc đó.

 

Về phía nhà nội của thầy còn phức tạp hơn. Mẹ thầy đến từ dân tộc Roma, vốn là dân tộc du cư từ nơi này sang nơi khác, và từng chiếm đóng Châu Âu nên bị cả Châu Âu ghét bỏ. Phụ nữ dân tộc Roma từng bị coi là phù thủy.

 

Riêng cha của thầy là một người lính của quân đội Anh, khi thầy ra đời, đế quốc Anh chiếm đóng Đông Phi và một số nước châu Á. Vì thế, gia đình thầy cứ 2 năm lại theo cha đến một nước thuộc địa của Anh. Thầy từng ở Malaysia, Kenya, Nam Ả Rập … nơi thầy chơi đùa cùng lũ trẻ con bản địa, chưa bao giờ phải hỏi câu hỏi: “Chúng bạn nói thế nghĩa là gì nhỉ?” trong khi cha mẹ chúng thì chỉ muốn giết chết bọn Anh xâm lược là cha thầy cũng như gia đình thầy (và nhiều lần họ suýt làm được điều đó).

 

Khi lớn lên, thầy từng biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, vũ khí hạt nhân, đến ủng hộ Nelson Mandela. Cho đến khi, thầy nhận ra rằng, cách thay đổi thế giới tốt hơn, là hãy thành lập một trường Waldorf. Theo thầy cách đó còn ổn định hơn làm tổng thống Mỹ (vì tổng thống Mỹ còn thay đổi theo nhiệm kỳ).

 

  • Câu chuyện của “trung tâm của thế giới”:

 

Trong một cuộc chuyện trò, một người hỏi thầy:

– Anh từ đâu tới?

– Scotland.

– Hả?

– À, từ Anh.

– Là ở đâu?

– À, Luân Đôn.

– À, tôi biết rồi.

– Thế anh thì ở đâu?

– Tôi ở trung tâm của thế giới.

– Là ở đâu vậy?

– Timbatu (anh ấy nói với ánh mắt rất đặc biệt, kiểu “nó là như thế đấy”)

– Hả? (Đối với thầy thì nơi đó giống như là ở giữa nơi – không – là – đâu – cả).

 

Timbatu là một nơi ở sa mạc Saharah, một đất nước (nghe không rõ để ghi tên, có net mình sẽ tìm lại sau. ) Nơi đây có nền văn hóa từng rực rỡ, và năm ngoái đã có triển lãm một cuốn sách nổi tiếng.

 

  • Hội thảo về tính quốc gia và nhận diện văn hóa:

 

Cách đây vài năm, thầy từng dự một hội thảo của giáo dục Waldorf với chủ đề trên. Một phụ nữ đến từ Amenia đã để một chiếc lọ nhỏ lên bàn. Trong chiếc lọ đó đựng một ít đất lấy từ ngọn núi thiêng, ở trung tâm của đất nước. Và mọi người dân Amenia đều mang bên mình chiếc lọ nhỏ như vậy, làm thế họ sẽ luôn kết nối với đất mẹ của mình. Nhận diện văn hóa của cô ấy rất rõ ràng: Tôi là người Amenia, tôi là phụ nữ, là mẹ, là một giáo viên Waldorf. Thêm vào nữa là mọi người Amenia đều theo đạo Thiên chúa.

 

Nói về vấn đề người tị nạn, cô cho biết vài năm trước Amenia bắt đầu nhận người tị nạn. Song 100% người ở Amenia là người Amenia, và ngay cả những người được nhận vào tị nạn cũng đều là người Amenia từng đi tha hương, ở những nước khác nay trở về.

 

Trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với lượng người nhập cư cực lớn, thì điều cô nói khiến không ít người không đồng tình. Đặc biệt là những nước lớn mạnh, tự coi mình là giàu mạnh, không thể nào nói: “Tôi biết anh không thể quay về đất nước anh, vì quay về là anh sẽ chết, nhưng tôi không thể cho anh vào nước tôi”. Vì tị nạn là tìm một nơi trú thân (refugee), nó vốn không phân biệt nơi nào cả.

 

Hiện tại thế giới có khoảng 50 triệu người tị nạn, không có nhà và không thể về nhà (vì chiến tranh hay nạn đói). Đó là chưa kể những người sống ở những nơi không có việc để làm.

 

Thế giới ngày nay thật bất công, sau chủ nghĩa thực dân là chủ nghĩa thực dân mới. Vậy chủ nghĩa dân tộc cần được hiểu như thế nào?

2. Nguyên nhân của chiến tranh thế giới và sự bất ổn triền miên:

 

Rudolf Steiner sinh ra, lớn lên, được giáo dục trong đất nước đa quốc gia, nơi có nhữgn người yêu nước cuồng tính, đấu tranh cho đất nước mình hoặc chủ nghĩa dân tộc đang tràn tới nước mình. Quán cà phê nơi ông hay ngồi, ở Viên, Berlin, Thụy Sĩ, trong số đó có quán cà phê chính Vladimir Lenin đã từng ngồi.

 

Sau đó, chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, mà Rudolf Steiner đã lường trước, và ông nêu ra ba nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến đó, là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa độc tài, và chủ nghĩa tư bản. Nếu biến mỗi vùng đất thành một đất nước mang tính quốc gia và tính bản địa, thì vấn đề càng lớn hơn. Vậy thì làm thế nào để cấu thành một xã hội công bằng, khiến mỗi người trở thành những bản thể thực sự, mọi người đều có thể cống hiến cho xã hội. Nơi con người có tính cá nhân mà không phải là chủ nghĩa cá nhân, nghĩa là có thể tự do có những phán xét nhưng đồng thời có trách nhiệm xã hội.

 

Chúng ta có cái gọi là sự tự do mới (neo – liberation) nơi thị trường thống trị. Con người hạnh phúc khi có tự do thị trường, và có sự cạnh tranh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Những điều này thống trị nền giáo dục. Giáo dục là để phục vụ cho nền kinh tế. Giáo dục chưa bao giờ trở nên toàn cầu hóa đến thế. Giáo dục được tiêu chuẩn hóa, nghĩa là mọi thứ được quản lý, điều khiển và đo lường, được quản lý theo kinh tế, lèo lái bởi thành tích (performance). Đi học là để trở thành người thắng, không bị là kẻ thua. Nhưng cách này không tạo ra được một hệ thống nơi mọi người đều có thể thắng, vì thế nên có quá nhiều kẻ thua (có thể là 40% thua cuộc, kiếm được ít tiền hơn những kẻ thắng cuộc, bởi thành tích được đong đếm bằng thu nhập kiếm được.)

 

Xã hội hay nền kinh tế được phát triển bởi những kẻ thắng cuộc. Và cái giá phải trả là cả trong sinh thái, đạo đức và cả kinh tế nữa. Bởi nhiều người thắng cũng là nhiều người thua (mà người thua thì kiếm được ít hơn). Khoảng cách giàu nghèo tăng lên. Kẻ thua được đánh giá bằng nhận diện văn hóa, bằng tính dân tộc. Những người đó sẽ muốn bầu/chọn cho Trump hay Isis. Để phá hủy thế giới, và chính là phá hủy bản thân mình. Điều đó tạo ra sự bất ổn trường kỳ. Bên cạnh đó là sự thất vọng (khi cha mẹ muốn ở con cái điều mà họ muốn).

 

3. Nhận diện văn hóa (cultural identity) – Sự cá nhân hóa (individualization) – Social renewal (cải tổ xã hội):

 

Nền giáo dục đào tạo trẻ em có thể đối diện với sự phức tạp (complexity), từ đó trẻ có thể ra đời và tìm ra giải pháp cho sự phức tạp của xã hội.

 

 

 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *