Luật hấp dẫn – Lớp học Hương

Lớp của Huong Class 06.12.2015
Chúng ta hấp dẫn cái mà mình chú ý đến, cái bên trong chúng ta có.Những cái giống nhau sẽ hút nhau, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (“Thanh”, “khí”: rung động). Vậy nếu âm – dương hút nhau thì sao? Cũng là luật hấp dẫn theo nguyên lý này, không hề mâu thuẫn. Vì điện âm – điện dương cũng cùng một rung động, chỉ là sắc thái khác nhau.
V
ũ trụ rất công bằng, chúng ta đều tự thu hút các trải nghiệm mà ta có: trải nghiệm trạng thái tinh thần, tình cảm, vật lý. Không có nạn nhân hay thủ phạm. Chúng ta tự tạo ra trạng thái cuộc sống của chính mình.Và ta luôn có ti tỉ trạng thái năng lượng, nên ta cũng tự thu hút đủ thứ trạng thái trải nghiệm khác nhau. Song trạng thái năng lượng gốc sẽ là quyết định. Chẳng hạn nếu chúng ta màu đỏ, thì không lãnh đạo trong công việc cũng sẽ gia trưởng ở trong nhà. Rung động cao tạo ra trạng thái cao. Chúng ta là một hệ mở, luôn luôn phát sóng, và phát ra sóng nào, hút về trạng thái ấy. Nó có thể hoạt động mạnh như một vòng xoáy năng lượng, chỉ tập trung vào 1 trạng thái ta hút, và cuốn phăng các trạng thái không liên quan.
Vậy thì, cách thức để tạo ra luật hấp dẫn cái mà chúng ta muốn là:
– Hoặc bớt trạng thái không mong muốn đi
– Hoặc tạo ra vòng xoáy năng lượng cho cái mà ta muốn và nhảy vào đó (cách này hiệu quả hơn)
Vũ trụ có thừa năng lượng. Trách nhiệm của chúng ta chỉ là chọn lựa tần số và trạng thái mình muốn, bắt lấy nó và ở trong nó. Tập trung chỉ vào một số thứ tích cực, rồi triển khai tiếp nó ra. Như là chọn vào hạt mầm đẹp, rồi nuôi dưỡng nó thành cây, ra cành, ra lá, ra hoa…Nên hiểu là yêu hoà bình khác với ghét chiến tranh. Vũ trụ không phân cực, không phân biệt cái gì tốt hay xấu, nó chỉ đi theo cái mà ta tập trung vào. Vậy thì vũ trụ không có phân biệt “yêu hoà bình” hay “ghét chiến tranh”, nó chỉ hiểu “hoà bình” hay “chiến tranh”. Cho nên, hãy yêu cái đẹp, cái ta thích, đừng ghét cái xấu, lo nghĩ về cái ta không thích.
Tập trung vào cái mình muốn, đó là làm tròn trách nhiệm của mình, không phải là ích kỷ.
Không chỉ tạo ra một câu khẳng định, như “tôi giàu có”, mà phải chuyển hoá thành năng lượng ta muốn có. Quy trình là: tạo ra ước mơ -> nghĩ đến rung động mà ta muốn -> vũ trụ sẽ đáp lại điều đó. Ngay hiện tại, chúng ta cũng đang trải nghiệm trạng thái vật lý của rung động đang có bên trong chúng ta. Chẳng hạn, ta bận rộn vì ta nghĩ đời mình bận rộn, ta khổ sở vì ta nghĩ ta thật khổ sở, kiểu như vậy.
Thời đại này đầy ắp năng lượng, sẽ đáp lại mọi ước mơ. Hãy mơ ước tích cực, dù có viễn vông nhưng chân thành, vẫn hơn là ngồi lập kế hoạch hiện thực chi tiết để phòng ngừa trạng thái tiêu cực có thể xảy ra (kết quả sẽ chỉ là tiêu cực này nối tiếp tiêu cực khác đến, không chỉ đầy đủ như bản kế hoạch, mà thậm chí còn hơn).
MỞ LÒNG CHO VŨ TRỤ. MỞ LÒNG: TA LÀ MỘT PHẦN CỦA SỰ KỲ DIỆU.
Luật nhân quả cũng chính là luật hấp dẫn. Đừng nghĩ theo kiểu, ừ thì mày bắt nạt tao, đời sau mày sẽ phải trả giá. Thay vì thế, đừng để mình là nạn nhân bị bắt nạt nữa, hãy tạo ra trạng thái năng lượng khác. Bởi khi không phát triển thì ta sẽ chọn kiểu trải nghiệm hậu quả, còn khi đã phát triển, ta sẽ chọn căn nguyên (hiểu được lý do, mà không cần trải nghiệm đau khổ).
Từ ƯỚC MƠ chuyển sang RUNG ĐỘNG
Ước mơ lúc đầu có thể cụ thể (công việc lương 50 triệu/tháng, làm 20 ngày nghỉ 10 ngày…), nhưng khi đã xác định rõ mục đích cuối cùng (đầy đủ trù phú, tự do thoải mái), thì hãy buông cái cụ thể đi (50 triệu và 20 ngày làm/tháng), và tập trung vào trạng thái mà ta muốn (đầy đủ – tự do).
Quy tắc là bỏ qua phương tiện (phải làm quảng cáo mới có lương 50 triệu/tháng), nguồn lực (phải quen biết mới xin vào công ty ngon), và đừng bao giờ hạ thấp ước mơ (theo kiểu thích anh vừa đẹp trai vừa thông minh, đợi hoài chưa thấy quá suốt ruột, tự hạ giá thành “anh hơi đẹp trai, IQ bình thường cũng được”). Bởi tất cả điều này sẽ hạn chế cách thức và cơ hội để đạt đến trạng thái rung động mà ta muốn. (hình 1)
Ví dụ cụ thể: ta muốn có 1 cái xe hơi? Mục tiêu cuối cùng là để làm gì? Nếu là để cuối tuần có xe hơi đi chơi xa, thì không cần phải có xe hơi. Bởi ta có thể mượn, có thể thuê, có thể đi chung xe hơi. Có xe hơi chưa chắc đã đi chơi cuối tuần. Mà đi chơi cuối tuần không cần phải có xe hơi.
Ta muốn có nhiều tiền, là vì ta muốn có tự do và linh hoạt trong mọi hành động mà không bị cản trở bởi nguồn lực. Vậy hãy mở lòng cho mọi nguồn lực có thể xảy ra, để đạt đến trạng thái ta cần. Đừng tự hạn chế kiểu “phải có lương 50 triệu mới có thể đi du lịch châu Âu”, vì biết đâu ta sẽ được tài trợ để đi châu Âu. Mục đích cuối cùng chỉ là “đi du lịch châu Âu”, thậm chí cao hơn là “trải nghiệm cái mới” (mà không cần cứ đi châu Âu mới có).
Cái cuối cùng ta muốn là gì, hãy giữ chặt lấy nó, không hạ giá, không bỏ cuộc. Còn những thứ xung quanh như phương tiện, nguồn lực… hãy buông hết. Tuy nhiên, phải cụ thể ít nhất một biểu hiện vật lý cho ước mơ. Bởi trải nghiệm ta muốn, rung động ta muốn vẫn ở trong trạng thái vật lý. Chẳng hạn, đừng chỉ ước mơ “Tôi tự do”, “Tôi thăng lên”. Tự do là tự do thế nào, trong lĩnh vực nào. Làm sao ta tự do nếu bản thân còn không rõ cảm giác tự do ta muốn là gì?
GIỮ ĐẾN CÙNG RUNG ĐỘNG MÀ MÌNH MUỐN. Khi điều tương tự đến, cứ mở lòng để xem đấy có đúng là điều mình mơ ước. Nếu chưa phải, hãy dám buông, dám điều chỉnh cả ước mơ để đạt đến rung động mình muốn. Ví dụ: mình mơ có anh yêu cao 1.8m. Khi anh 1.8m xuất hiện, mình phát hiện mình thích anh ấy phải hài hước cơ. Khi anh 1.8m và hài hước xuất hiện, mình phát hiện mình cần phải hạnh phúc khi ở bên anh ấy cơ. Có khi lúc ấy lại vỡ ra là điều mình cần là cảm giác hạnh phúc, và thế là có thể hạnh phúc mà không cần anh nào cũng được. Đó là quá trình sáng tạo chính bản thân mình. Nhớ đừng bao giờ tự hạ thấp rung động, kiểu thôi có anh 1m65, bụng to, hút thuốc cũng được, bởi thế thì cả đời cứ thế thôi. Người ý chí, thường biết mình cần gì.
Để giữ vững rung động, hãy thiền, neo năng lượng. Khi đã biết rõ trạng thái rung động của mình, lúc không thiền cũng sẽ nhận biết nếu mình rơi khỏi nó. Ví dụ làm việc mà mình không thấy tự do, đầy đủ, sẽ biết đó không phải là ước mơ.
CÁCH NEO:
– Thiền cổng năng lượng vòng xoáy, ngồi vào đấy cùng với ước mơ, tâm vòng xoáy trụ xuống đất (hình 2).
– Hình dung vòng xoáy vàng kim trước mặt, đặt ước mơ của mình vào đấy. Nếu mình khó hình dung, hãy vẽ luôn hình vòng xoáy vào giấy, viết ước mơ vào đấy, treo ở chỗ nào dễ thấy nhất.
– Hoặc chọn 1 công việc rất hữu ích, rất cụ thể mang năng lượng của ước mơ để làm hàng ngày, không cần phải là việc để dẫn đến ước mơ. Chẳng hạn, loay hoay tìm ngôi nhà mà mình mong muốn có bằng cách lên mạng tìm nhà. Nếu muốn, bạn có thể làm, nếu khi làm vẫn mang năng lượng hạnh phúc muốn có. Nếu thấy mệt mỏi, căng thẳng, đừng làm. Chỉ việc ngồi mơ đến cảm giác muốn có trong căn nhà mơ ước.
Những buổi lễ, những nghi thức nguyện cầu, cũng chính là luật hấp dẫn, và cách để neo năng lượng. Khi thực hiện các nghi thức, hãy làm càng trang trọng càng tốt.
Có thể bắt đầu từ việc nhỏ, chẳng hạn nếu là người ôm đồm, chưa bỏ được các việc ôm đồm đi hết, hãy mở tủ quần áo ra bỏ đi những đồ đạc 1 năm dùng vài lần. Bỏ được việc nhỏ, sẽ làm được việc lớn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *