Kể chuyện cho con
? Có một đoạn liên quan đến kể chuyện. Ngày 11.11 là Martinmas, có câu chuyện về vị thánh này, em thấy cũng hay. Nhưng mà con em mới 3 tuổi, kể câu chuyện về sự chia sẻ cho người khó khăn hơn thì bé có hiểu không nhỉ? Em sợ không cảm được thì mình nói sẽ hơi chán và down mood ấy.
– Chuyện hiểu là chuyện hiểu, chuyện thương là chuyện thương. Hình như em chưa nghe buổi Talk về Truyện cổ của chị rồi. Con sẽ “hiểu”, thương (thích) chính qua cảm nhận của em. Nên chính vì thế nếu mà em có hoang mang, có câu hỏi trước khi kể là rất tốt. Em cứ tự làm rõ hết chúng, rồi kể cho con nghe câu chuyện phiên bản của em. Là đạt nha!
? Với hình như có nhiều vốn từ vựng lạ trong truyện quá, ví dụ người ăn xin, áo rách :))))). Giải thích hết ý nghĩa cũng hết giờ kể chuyện. Hơi phân vân đoạn này.”
3 tuổi chưa cần giải thích. Con sống trong thế giới tâm linh mà con đã biết hết cả, mà chưa bị thế giới trần tục làm cho quên. Em cứ kể như đang hát một bài hát, du dương, dòng cảm xúc gánh con chữ và khái niệm. Cứ kể cho hết câu chuyện, con có hỏi giữa chừng em cũng cười, bảo tí nữa, rồi kể tiếp. Cứ “đi” hết câu chuyện. Việc này là thói quen cần đào luyện cho cả mẹ và con qua nhiều buổi (hay chỉ vài buổi tùy vào bản lĩnh – tin vào bản thân và con – của mẹ). Kể xong rồi mà nếu con vẫn còn quá lấn cấn thì em mới giải thích, thật cơ bản và ngắn gọn. Ví dụ: ăn xin – là người đi xin để có cái ăn; áo rách – là áo bị rách, bị thủng, bị xé tách ra như vầy..
3 tuổi thật ra nghe truyện mẹ sáng tác và đồng dao. 3 – 4 tuổi cũng có thể chọn những truyện rất ngắn kể cho con nghe.