VƯỢT QUA NỖI SỢ

VƯỢT QUA TỔN THƯƠNG

Người chép: Tiểu Ngư, PLM đặt tựa
(Timeline 2, chữa tư tưởng)

Một cô gái đang một mình ở trên bè, trông không vui, tự một mình chèo con bè ghép từ những thanh tre đi giữa biển. Cô có mái tóc dài đen, tóc vương trên gương mặt thanh tú nhẹ nhàng. Cô gái im lặng, trầm tư suy nghĩ nhưng có vẻ kiên định. Cô gái chèo mái chèo, có lúc  lại ngồi bó gối trên bè nhìn vô định, có lúc cũng thấy sợ hãi, lo lắng. Cô là đang bỏ trốn, chèo mãi rồi cô cũng đến được một hòn đảo hoang không có người. Cô nhìn thấy bờ và rất vui mừng chèo vào đó, cho thuyền cập lên bãi cát rồi nhảy xuống nước, lên bờ tìm đồ ăn, hoa quả. Cô đi thêm một đoạn thì đến nơi có những cây cối xanh tốt. Cô đi tìm quả để ăn, rồi cô tìm được một hồ nước ngọt, có thác chảy xuống để uống. Những ngày sau, cô dần học cách đánh bắt các con vật làm thức ăn để sống. Có lúc thót tim khi thấy có con rắn bò qua. Rồi cô làm một chỗ nghỉ trên cây cao, ghép bằng cành cây, bè lá, dây leo… 

Cô sống trên đảo một mình cũng ổn, tự sống được qua ngày. Cho đến một ngày, có một người đàn ông rách rưới, bẩn thỉu xuất hiện. Anh ta có đầu tóc, râu ria xồm xoàm, dường như anh ta cũng là tội phạm bỏ trốn. (Mình cảm giác đó là anh mình ở kiếp này). Cô không sợ hãi, còn dạy anh ta cách sinh tồn ở trên đảo.

Rồi cô có một đứa con trai với người đàn ông này. Có một điều mới trong buổi thiền thứ hai về tiền kiếp này là mình cảm thấy việc có đứa con là do mình mong ước, và chủ động muốn có đứa con đó. Và mình đã sinh ra nó, người đàn ông kia đã giúp mình trong thời gian ở cữ để chăm sóc đứa bé. Đứa bé rất đáng yêu, vô tư, hồn nhiên hay cười. Mình rất yêu nó và đã có nhiều khoảng thời gian hạnh phúc bên con. Đứa con trai lớn dần lên, đi sau người mẹ trên bãi biển tìm bắt những con vật như cua cáy… Rồi đứa bé hỏi mẹ tại sao lại không có những người khác, những bạn bé khác. Mình muốn cho con cuộc sống tốt, có mọi người nên đã quyết định về bờ. Mình đã chuẩn bị kỹ cho chuyển đi, người đàn ông kia thì không muốn, anh ta cảm thấy ổn với cuộc sống hiện tại ở đảo rồi. 

Hai mẹ con tự tìm đường về đến được đất liền, trên đường đi cả hai tìm quả dại ăn, có lúc thì xin ăn. Rồi người mẹ xin vào làm trong một quán ăn kiêm nhà trọ. Lúc này thì nhìn ra đây là Trung Quốc thời xưa. Con trai mình rất nhanh nhẹn và hay giúp mẹ.

Một thời gian sau người con cần đi học, người mẹ lại xin đến làm trong nhà một thầy giáo để con có được môi trường học hành, được thầy dạy dỗ. Khi mình xin vào nhà thầy giáo để làm, người thầy nhìn thấy con mình như vậy nên mới nhận lời. Con giúp mình nhiều trong công việc, nó nhanh nhẹn, tính tình ôn hoà và rất thương mẹ. Vì vậy nó không học nhiều (chứ không phải như mình nghĩ ở buổi thiền đầu tiên là vì con học không giỏi) mà muốn đi làm sớm. Đầu tiên là đi làm thuê trong cửa hàng, để học các bán hàng, rồi nó tự ra buôn bán, lấy người vợ cũng làm cùng trong cửa hàng đó. Với tính cách nhanh nhẹn dễ chịu, nó cũng có cuộc sống khá ổn. Đó là cửa hàng bán vải. Con trai mua được ngôi nhà nhỏ. Người mẹ đến ở cùng, giúp con trông cháu. Về già thì một ngày bà bị trượt ngã và qua đời. Khi chết, linh hồn đi ra từ bụng.

Buổi thiền thứ hai, mình vẫn thấy vậy, ra đi khi bị ngã. Lý do, vì đã hoàn thành bài học này rồi nên là kết thúc thôi.  

Bài học cuộc đời là: làm tốt điều cần làm nhưng cần có thêm niềm vui thay vì chỉ thấy cần làm thì làm, đi theo dòng đời xô đẩy. Buổi thiền thứ hai, khi hỏi bài học cuộc đời này là gì, thì ngoài bài học là sống hết mình như trước, thì còn một điều là mình thực sự mong con và chủ động muốn có con; và con không trở thành như mình mong (mình muốn con đi theo con đường học hành thi cử) nhưng con thì muốn đi theo con đường buôn bán thì cũng không sao cả, nó sẽ cho con đường phù hợp của con thôi. Mình làm tốt trong hoàn cảnh và khả năng của mình là ổn rồi. 

Quay về thời thơ ấu, thấy cô gái được bố mẹ sinh ra đầy yêu thương, lớn lên biết làm nhiều việc, cuộc đời đang hạnh phúc và thuận lợi thì bị hãm hiếp. Vậy là cô giết kẻ đã xâm hại cô, rồi bỏ trốn vì sợ liên luỵ đến bố mẹ. Đến đây lại tự băn khoăn không biết đứa trẻ kia là con ai, nhưng nhìn kỹ thì thấy đó là con của người đàn ông trên đảo thì hợp lý hơn. Hỏi vì sao cô lại vượt qua được cảm giác tệ với đàn ông như vậy? Thì thấy cô gần gũi được với người đàn ông trên đảo vì cô có cảm giác với người đàn ông kia là như mẹ với con, chị với em, che chở giúp đỡ. 

Xin chữa lành: 

Cảnh bị hãm hiếp, thấy đẩy được người xấu kia ra, người đó ngã đập đầu và chết. Còn cô gái thì cứ bị ám ảnh sợ hãi đến phát điên. Chữa lành cảnh phát điên: hết điên nhưng cũng sống một mình cô quạnh đến già. Vậy sự kiện này là sự kiện cần xảy ra trong cuộc đời này để cô học được bài cần học.

Hỏi tư tưởng gốc tiêu cực trong cuộc đời này là gì? Cô gái có tư tưởng cho là cuộc sống thật nguy hiểm, đáng chán, không có gì vui thú. Tức là cô có tư tưởng nạn nhân, cảm thấy bất lực trước cuộc sống, chỉ có thể tồn tại mà không phải là sống.  

Người hướng dẫn chỉ ra tư tưởng tiêu cực của cô gái trong cuộc đời này là không thể tha thứ. Không chỉ không tha thứ được cho kẻ xâm hại mình nên đã giết người kia để trả thù, mà quan trọng hơn là cô gái đã không tha thứ được cho bản thân cô. Cô từ đó mang tư tưởng tôi không xứng đáng, tôi không gột sạch được. Hãy đặt câu hỏi tại sao mình lại có các tư tưởng này? Nếu tôi cảm thấy mình xứng đáng thì sao? 

Buổi thiền thứ hai về tiền kiếp này: khi quay lại thời thơ ấu, vẫn thấy bố mẹ rất yêu thương mình, mình được học nhiều thứ, biết nhiều thứ và biết suy nghĩ. Khi chuyện không may kia xảy ra thì cuộc đời mình mới khác. Mình xin chữa lành cảnh đó thì lần này thấy cảnh có thể khác đi. Mình thấy khi mình tỉnh dậy, và người đàn ông đã bỏ đi, mình về nhà nói chuyện với bố mẹ, và đề xuất với bố mẹ là sẽ bán căn nhà này đi, chuyển đến một nơi khác, vắng vẻ, an toàn hơn. Rồi mình sống ở đó, nhận nuôi một đứa bé trai, và phần còn lại của cuộc đời cũng như buổi thiền đầu. Người đàn ông kia dường như là một người mình gặp trong đời này, và cũng có một đoạn tình cảm. 

Khi một lần nữa hỏi cuộc đời tiền kiếp này cho mình bài học gì trong cuộc đời hiện tại, được trả lời là chuyện đã qua là đã qua, người đã qua là đã qua, quan trọng là ở giây phút hiện tại. Mỗi khi sống đều cần hết mình và trân trọng giây phút hiện tại của mình. 

Bài học áp dụng vào cuộc đời này: tại mỗi giây phút, khi không biết làm gì hay chuẩn bị chuyển sang hoạt động khác, mỗi giai đoạn khác thì hãy tĩnh lại, nghĩ về việc trân trọng cuộc sống hiện tại, giây phút hiện tại thì sẽ có lựa chọn đúng và không bị mất phương hướng. 

VƯỢT QUA NỖI SỢ

Người chép: Tiểu Ngư, PLM đặt tựa
(Timeline 2, chữa tư tưởng)

Một đứa bé trai khoảng 4-5 tuổi đang chơi ở bãi biển rất vui. Nó đang chơi trên cát, nhìn những con vật nhỏ xíu chạy ra chạy vào những cái lỗ trên cát. Đứa bé chạy về phía bố mẹ là người Ý. Bố người rắn chắc gọn gàng, mũi cao, tóc xoăn tối màu. Người mẹ tóc dài màu thẫm, thân hình cũng trẻ trung. Họ có vẻ là đôi vợ chồng hạnh phúc, khỏe mạnh, xinh đẹp, có khuôn mặt dễ mến, thân thiện. Cả nhà cười với nhau rất vui, dường như đang đi nghỉ mát trên bãi biển, xung quanh là rất đông người khác. Đứa bé chạy lại gần bố mẹ uống cốc nước, chiếc cốc miệng rộng, đáy thu bé lại, có các vạch trên thân cốc, uống bằng ống hút. Rồi đứa bé lại tiếp tục tự chơi trên cát rất lâu, cho đến khi nó ngẩng mặt lên thì tự nhiên cảm thấy không còn bố mẹ xung quanh nữa, không còn ai quen biết xung quanh; hoặc xung quanh không còn ai hết. Cảm giác chỗ này của mình không rõ ràng, không biết thực tế là vì không còn ai xung quanh, hay là vì khi không còn bố mẹ bên cạnh nên cậu bé cảm thấy như vậy. Đứa bé dường như không khóc nhiều, nó chỉ như là hóa đá và trở nên vô cảm mà thôi. Lúc đó mình có hơi lờ mờ cảm nhận là hình như bố mẹ cậu bé đã ra chơi xa và mất tích trên biển. Mình cứ tắc ở đây không biết phải làm gì tiếp. Sau đó mình nhờ người hướng dẫn và chị ấy đã hướng dẫn mình đi tiếp bằng cách đặt các câu hỏi: rồi sau đó thì sao, chuyện gì đã xảy ra tiếp theo với cậu bé. 

Mình xem tiếp được đoạn sau, mình thấy cậu bé được đưa về đồn cảnh sát, ở đây mọi người hỏi han cậu bé, cố gắng giúp tìm người thân của cậu. Cậu vẫn đang rất sợ hãi, chỉ biết thu mình lại, giương mắt nhìn mọi thứ xung quanh một cách lạ lẫm và trong trạng thái “đóng băng”. Rồi không tìm thấy người thân, cậu bé được đưa và trại mồ côi. Ở đây, có những người quản lý nghiêm khắc, và có những cậu con trai khác. Có một cậu bé tóc mượt, màu vàng, béo tròn, má lốm đốm tàn nhang hay bắt nạt cậu, và làm cho cậu rất sợ và khóc lóc, cậu không dám nói, không dám lên tiếng, chỉ biết nhẫn nhục chịu phạt của người quản lý.

Rồi đến lúc cậu được đưa ra để các gia đình nhận nuôi. Ban đầu là 2 người to béo đi qua, không nhận cậu. Sau đó là 2 người gầy, dáng dấp đã nhiều tuổi, tóc đen có điểm bạc, trông khá trầm lắng nhận nuôi cậu. Cậu lên xe về nhà họ để sống, và được đi học. Đó là một ngôi nhà gỗ nhỏ nhắn, sơn trắng, có những bậc tam cấp trước khi bước vào nhà, xung quanh là đồng cỏ, có vẻ là một nơi đâu đó ở châu Âu. Cậu bé đến trường và lại bị bắt nạt ở trường. Cậu không dám lên tiếng, và tiếp tục bị những trò trêu ghẹo của những bạn học to lớn. Cho đến một lúc có một cô bé tóc hung đỏ, xoăn xù như mì tôm đưa tay ra đỡ lúc cậu ngã, và đã giúp đỡ cậu tránh những tên bắt nạt, thỉnh thoảng đi chơi với cậu. Mình có thể nhìn thấy hình ảnh những cái cây – khi chơi trèo cây, những bãi cỏ khi chạy trên đường đất, hai bên là cỏ úa (cỏ cao, màu vàng úa, chứ không phải cỏ xanh mướt…).

Tuổi thơ cứ thế trôi qua, khi lớn lên cậu đi lính. Cuộc sống trong lính rất khổ, vóc người nhỏ bé nên cậu khó theo được các bài tập; và cậu lại bị bắt nạt; có lúc phải đi cọ toa lét. Cậu đã khóc, đã bất lực, tự hỏi tại sao lại phải vào lính làm gì? Nhưng không thoát được, vẫn phải theo việc đi lính. 

Một thời gian sau, cậu được cử ra chiến trường, tay cầm súng, đầu đội mũ lính màu xanh lá cây, tròn tròn như quả dưa. Khi vào chiến đấu, cậu rất sợ hãi thấy bom đạn và cảnh chết chóc. Cậu đã không dám chiến đấu chút nào, và chỉ trốn; mà vẫn bị sang chấn tâm lý. Đến lúc cậu giải ngũ thì mang theo sự bất ổn về tâm lý. Cậu được đất nước sắp xếp cho làm nhân viên vệ sinh trên đường phố để sống, nhưng cậu vì sang chấn tâm lý diễn tiến nặng không chịu nổi nên bỏ việc, sống lang thang đầu đường xó chợ làm người vô gia cư. Cậu trở thành một người đàn ông bẩn thỉu, râu tóc xù xì, quần áo rách rưới, người hôi thối đen đúa. Cậu nằm trên đường, xin ăn sống qua ngày, không gọi là sống nữa, mà gọi là tồn tại vờ vật, không suy nghĩ, không muốn nghĩ, cứ thế vạ vật qua ngày, mặc kệ sống chết. 

Cho đến một ngày, có một cô bé gái tặng cho cậu một chiếc bánh, làm cậu chợt nhớ đến người bạn thời bé đã giúp mình, và trong lòng cháy lên một mong muốn được gặp lại bạn ấy. Nhưng không thể gặp lại bạn trong bộ dạng này, vì vậy, cậu bắt đầu tìm cách thay đổi. Đi xin việc làm, rồi cắt râu tóc tắm rửa sạch sẽ, làm việc chăm chỉ, tiết kiệm chi tiêu, vì cậu đâu có mong muốn tiêu pha gì, và mong tiết kiệm đủ để sớm được gặp lại người bạn kia. Thời gian trôi qua, cậu đã trở thành đàn ông trung niên bụng béo, luôn trầm tư, không mấy vui tươi, tóc điểm bạc. Đến ngày cậu cảm thấy thời gian không còn nhiều nữa, bèn quay trở lại quê hương. Cậu tìm về người bạn cũ, cũng đã trở thành một người phụ nữ trung niên phúc hậu, có con cháu rồi. Cậu nhìn từ xa và không dám lại gần. Cậu trở về ngôi nhà của bố mẹ, đã trở thành một ngôi nhà hoang xập xệ, bố mẹ nuôi của cậu đã mất từ lâu. Cậu vào sống trong căn nhà, sửa sang lại nhà cửa, xin việc vào làm tại một cửa hàng trong thị trấn, mình nhìn thấy hình ảnh người đàn ông trung niên bụng béo mặc đồng phục bán hàng làm việc trong cửa hàng. 

Một ngày nọ, người phụ nữ đi qua căn nhà của bố mẹ cậu, và rất vui khi nhìn thấy cậu. Bà liền đến gần, nói chuyện, ôn lại các chuyện xưa. Ông rất vui, nhưng cũng rất rón rén trong mối quan hệ, không dám tiến xa hơn với bà, cảm giác giống như khi cầm trên tay một báu vật, không cảm thở mạnh vì sợ báu vật sẽ rơi xuống. Bà lão cũng đã góa chồng một thời gian. Bà còn mời ông đến nhà ăn cơm, ông cầm theo một bó hoa dại nhỏ xíu hái ven đường, ngượng nghịu như một cậu trai bé. 

Hai người vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ, nói chuyện, cậu vẫn không dám nói gì. 

Rồi sức khỏe cậu giảm dần, cậu không đi làm được nữa, nằm ốm trong nhà cho đến khi người phụ nữ đi qua, phát hiện thấy cậu đang nằm ốm, gọi bác sĩ đến khám và cậu đã mắc bệnh nan y, không sống được bao lâu nữa. Rồi cậu nằm trên giường bệnh, người bạn già thỉnh thoảng vẫn thăm nom, và cậu ra đi trên giường bệnh. Lúc đi ra thì đi thì thấy linh hồn thoát ra qua bụng để bay lên.

Bài học cuộc đời khi mất: 
– Trải nghiệm sâu sắc để vượt qua các loại nỗi sợ: sợ bị bỏ rơi, sợ không dám lên tiếng, sợ không dám vươn tay chạm lấy hạnh phúc vì sợ hạnh phúc mong manh sẽ biến mất, sợ bom đạn, sợ chiến đấu, sợ việc phải đối diện với những nỗi đau. Và một motif quen thuộc: khi nào thấy quá sức , thấy khó chịu thì sẽ chọn chạy trốn, vùi đầu vào trong cát như con đà điểu, muốn quên đi để giả vờ rằng những thứ đó không tồn tại, muốn bất động để mọi thứ tự diễn ra, tự thay đổi; kiểu ngủ một giấc dài, lúc dậy thấy mọi việc đã được giải quyết. Sự thực là nó không được giải quyết, nó vẫn ở đó, chỉ là bị những lớp bao phủ cứ dày lên, dày lên thêm mà thôi. Là vì nỗi sợ nên không dám đối diện. 
Trong đó có một số nỗi sợ và motif đã truyền từ mình sang con mình như: nỗi sợ bị bỏ rơi, bị bắt nạt, ko dám lên tiếng, 
– Cảm giác thấy mình ko xứng đáng (với người bạn thơ ấu). Thấy mình không đủ tốt, bao giờ mình đủ  tốt thì mình sẽ làm việc này việc kia, nhưng mãi vẫn không thấy đủ. 
Mình không dám mở lời – nếu mình dám đề xuất thì sẽ khác 
– Bài học yêu mình, sống vì mình chứ không phải phụ thuộc vào người khác, chỉ vì mong muốn gặp lại bạn thì mới sống cho ra sống
– Chỉ sống qua ngày – cứ sống đã là tốt rồi. 
– Nỗi sợ nghèo khó – và đồng thời là chưa biết yêu tiền

Chữa lành: 

  • cảnh bị lạc mất bố mẹ: thấy vẫn bị lạc, nhưng thay vì đông cứng lại thì khóc oà lên đi hỏi mọi người xem bố mẹ con đâu. Khi đi đến đồn cảnh sát thì cũng khóc, và nói với các cô chú cảnh sát là con nhớ bố mẹ con, con muốn về với bố mẹ con, và nhận được sự đồng cảm. 
  • cảnh ở trại mồ côi: đã dám kể với người quản lý về việc bị bắt nạt, và được người quản lý động viên, và tách mình ra khỏi những đứa trẻ bắt nạt kia 
  • cảnh được bố mẹ nhận nuôi: mở lòng với bố mẹ, thể hiện sự biết ơn và trân trọng sự yêu thương của họ. Vì vậy mà đã có khoảng thời gian hạnh phúc hơn khi ở cùng bố mẹ nuôi. 
  • cảnh bị bắt nạt ở trường: nói với bố mẹ, nói với cô giáo, nên được mọi người giúp đỡ, quãng thời gian đi học vui hơn. 
  • với người bạn gái: không đi lính nữa, mà ngỏ lời với bạn ấy và lấy bạn ấy làm vợ, sống với nhau đến già, có con cái (đoạn này chỉ cảm thế thôi, không đi xem kỹ vì chuẩn bị đến giờ đi làm). 

Đến đoạn chữa lành sâu hơn:
– hỏi còn bỏ sót điều gì? chưa yêu thương mọi người – chưa biết cách yêu mọi người – chưa biết lại gần hoà đồng với mọi người, ví dụ với bố mẹ nuôi
– Mình cần làm gì với cuộc sống hiện tại: 
Trước khi làm bất cứ việc gì thì hãy tỉnh thức với hoạt động đó – làm để làm gì, tránh việc làm một cách vô thức, chạy trốn. Chánh niệm. Rồi từ từ sẽ tiến bộ. Ý là khi làm gì thì hãy thực sự ý thức và cảm nhận việc đó thay vì đóng băng cảm xúc của mình lại. (Thực ra lúc cậu bé bị lạc, mình cảm thấy rất xúc động và phải xin là chỉ nhìn thôi, và không cảm) 
Và làm ngược lại những tư tưởng tiêu cực nêu ra ở trên và làm ngược lại những điều đã làm ở trong tiền kiếp trên. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *