Tuổi học trò – Những di sản gia đình

Bạn thấy gì ở những buổi họp mặt gia đình? Những lời người lớn cảnh báo, răn đe, ra lệnh, thậm chí là la hét, chửi mắng. Những tiếng cười giỡn dẫu đã bị đe nẹt, rồi đến lúc khóc thét, khóc ngằn ngạt của những đứa trẻ? Bạn có cảm thấy tất cả đều quá ồn ào, mệt mỏi, phiền toái, khó chịu hay không?

Bạn thấy gì ở đó? Những cuộc trò chuyện nói đi nói lại chả đạt đến sự đồng thuận nào, hoặc một bên nói một bên không nghe không hồi kết. Vì giao tiếp ở đây kiểu như chỉ một chiều, không có sự thấu hiểu, lắng nghe, chứ đừng nói tới thông cảm hãy yêu thương. Làm sao lại như thế được? Mọi người sẽ lập tức phản đối, rằng chúng ta có yêu thương thì mới góp ý, phê bình, “thương cho rồi cho vọt” chứ. Có chắc là như vậy không?

Khi bạn ra ngoài thiên nhiên, cây cối có la mắng, cảnh báo, can thiệp, thao túng bạn hay không? Năng lượng ngoài thiên nhiên là gì? Một sự im lặng, chậm rãi, an bình, không can thiệp – tuyệt đối. Từ thiên nhiên, chúng ta có nguồn năng lượng nuôi dưỡng, chấp nhận, thấu hiểu – vô điều kiện. Vậy, là con người, tại sao chúng ta không thể dành điều đó cho nhau?

Điều gì đã làm nên những con người mà nhân danh tình yêu thương, lại thao túng, ra điều kiện, kìm hãm, can thiệp thô bạo vào cuộc đời của nhau. Vì sao quy luật, kiểu dạng này lại lạnh thành di sản độc hại truyền từ đời này qua đời khác? Đôi khi chúng ta nhận rõ điều này là không tốt nhưng không thể làm khác đi được, bởi vì mọi người đều như thế, bởi vì cả xã hội này đều như thế! Bao giờ thì ta mới là người đầu tiên dừng lại, phá bỏ quy luật này?

Tuổi học trò (7 – 14 tuổi) là khi một con người bé nhỏ bắt đầu biết đặt câu hỏi, bắt đầu nhận ra mình là một cá nhân duy nhất. Cũng đồng nghĩa với việc mình có quyền được tôn trọng, mình có quyền có tiếng nói riêng của mình, mình có thể có tình cảm khác biệt, và bắt đầu manh nha có được suy nghĩ của riêng mình. Những cảm nhận, cảm giác, suy nghĩ độc lập này liệu có được tôn trọng, hay bị bóp nát từ trong trứng nước? Tuổi học trò thực sự đã hình thành nên trong chúng ta những tư duy, kiểu dạng cảm xúc, tình cảm như thế nào?

Khóa tiểu sử từ 7 – 14 tuổi sẽ là cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại những điều này. Nếu với những bà mẹ nghĩ rằng: thôi, mọi chuyện cũng đã xong, mình chỉ cần làm cho tốt những nhiệm vụ, bổn phận là đủ rồi! Thì hãy tham gia để biết rằng những lời khuyên, những cách đối xử, những vất vả, hi sinh bản thân cho con “nhân danh tình yêu thương” nhiều thì lại làm tổn thương tới con của mình như thế nào? Để từ đó có cách sống làm sao cho hòa hợp, vui vẻ, tự do của chính đứa con của mình. Đừng vì yêu thương mà đè nát cuộc đời nhau!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *