Notes từ hội thảo của cô Shirley
Chúng ta có thể nhìn sự phát triển của trẻ theo 4 cách sau đây:
– Incarnation (hiện thân), hiểu nôm na như cách trẻ tạo nên hình hài này trên Trái Đất này. Khi trẻ sinh ra, có nguồn lực từ vũ trụ xuống với trẻ (cosmic force), và giúp trẻ tạo nên cơ thể có 3 phần chính. Đó là phần chân tay (limbs), hay còn gọi là phần ý chí (will), phần làm (doing) – được tạo dựng chủ yếu ở khoảng từ 0 – 7 tuổi. Phần nhịp điệu (rhythmic), phần của hệ tuần hoàn, hay phần thuộc về trái tim (heart), cảm giác – phát triển chủ yếu vào khoảng 7
– 14 tuổi. Phần đầu (head), suy nghĩ – phát triển ở tuổi 14 – 21. Hướng phát triển từ trên xuống.
– Các giai đoạn phát triển (development stages), đây là cách xem xét của nhiều nền giáo dục. Trẻ sẽ trải qua những giai đoạn phát triển, chẳng hạn cụ thể về thể chất, hay chúng ta có thể thấy được, như là biết đi (walking) – gắn với phần limbs (khoảng 1 tuổi); biết nói (speaking) – gắn với phần heart (khoảng 2 tuổi); biết nghĩ (thinking) – gắn với phần head (khoảng 3 tuổi). Hướng phát triển từ dưới lên.
– Vòng tròn xã hội: trẻ mới sinh ra chỉ biết mẹ, biết cha, dần dần biết đến ông bà, họ hàng, rồi đi chơi ra ngoài cửa hàng, giao tiếp với nhiều người hơn, rồi bắt đầu có bạn của riêng mình. Hướng phát triển từ ngoài vào trong.
– Phát triển tự thân: cái tôi, cái bản thể riêng của trẻ. Phát triển từ bên trong ra ngoài.
Để trẻ phát triển tốt và đúng đắn, cần cho trẻ không gian, thời gian phù hợp, để phát triển đúng nhịp độ, tốc độ riêng của trẻ.
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, trẻ chủ yếu phát triển 4 giác quan thể thấp (lower senses, thấp không phải là thấp cao về sự so sánh hơn thua):
– Movement (vận động, di chuyển): trong đó có khía cạnh mà nhiều nền giáo dục trẻ sớm đều dùng để đánh gía sự phát triển của trẻ như xem xét vận động tinh, vận động thô của trẻ.
– Balance (cân bằng): về cả thể chất, lẫn tình cảm, tinh thần
– Life hay well-being (giác quan về cuộc sống, cảm thấy “ổn”): cần cho trẻ thức ăn lành mạnh, cuộc sống có nhịp điệu, sự an ổn, để trẻ phát triển tốt giác quan này.
– Touch (sờ chạm): mọi người, nhất là trẻ em, đều có khao khát được sờ chạm một cách yêu thương, sự nồng ấm. Trẻ phát triển tốt giác quan này qua việc được ôm ấp, vuốt ve, cũng như có môi trường để sờ chạm người khác, và mọi vật xung quanh đúng cách, sẽ phát triển cân bằng, háo hức giao tiếp với người khác, với thế giới. Ngược lại, nếu trẻ không được tạo điều kiện phát triển giác quan này, trẻ sẽ trở nên co cụm, sợ hãi, lo lắng, khó giao tiếp.
Nhiệm vụ của một người lớn được chăm sóc một đứa trẻ, có thể là mẹ, là cha, là ông bà, là người giữ trẻ … cần nhận thức trẻ là một món quà quý giá được đưa đến cho mình. Cần bảo vệ để trẻ được phát triển đúng cách, có thể làm những điều trẻ cần làm ở cuộc đời này. Hãy cho trẻ thời gian, không gian hợp lý cho sự phát triển đúng cách của trẻ. Hãy yêu thương kho báu mà bạn được trao!