(Góc nhìn từ người con – Sợi tơ)
Chuyện tình thời trẻ của hoàng hậu & quốc vương như cổ tích: Cưới nhau vì tình yêu, lời thề đồng hành sau này có nhau, tiếng cười dưới mái nhà, những bữa cơm tối ấm áp.
Cho đến một vài năm sau đó, khi trọng trách của quốc vương ngày một nhiều, có những quyết định cần phải được quyết, đôi vợ chồng đã bắt đầu lục đục: người vợ cho rằng chồng mình đã thay đổi – người chồng lại trách phụ nữ không hiểu chuyện. Quốc vương là người hướng đến thế giới, lí tưởng bản thân. Hoàng hậu là người hướng về gia đình, vì gia đình là lí tưởng của bà.
Triền miên nhiều năm, lí tưởng của quốc vương vẫn chưa đạt được hay nói cách khác, trong mắt hoàng hậu, quốc vương đã thất bại. Tuy nhiên, ông không chịu từ bỏ, vẫn cố chấp như xưa. 2 người không biết từ lúc nào đã chiến tranh lạnh, mà hóa ra là đã từ rất lâu rồi.
Quân giặc đến, quốc vương ra chiến trường bảo vệ & hi sinh. Hoàng hậu ôm nỗi uất sầu đau khổ tự đứng vực dậy cai quản lại đất nước. Từ cô công chúa được người khác chăm sóc giờ trở thành người phụ nữ thay chồng thực hiện lý tưởng của ông. Nhưng tận sâu bên trong, có lẽ đến lúc đó, bà mới nhận ra rằng tình yêu của họ chưa bao giờ thay đổi như cách bà luôn trách chồng, chỉ là họ quá cố chấp vào tình yêu thời trẻ trong quá khứ mà không chịu trưởng thành cùng nó.
Câu hỏi trước khi thiền: Em nên làm gì để bố mẹ bớt đau khổ vì nhau và hạnh phúc hơn?
Câu trả lời – không làm gì cả ngoải hãy chăm sóc tốt bản thân mình trước. Tình yêu họ dù còn ở đó hay không còn thì cũng là thứ họ phải học. Cũng chỉ có chính họ mới tự buông bỏ được. Người ngoài cuộc chỉ nên cầu chúc – hi vọng chứ không thể thay đổi thế giới, thay đổi bài học hay học hộ của họ.