Đây là rút kinh nghiệm 6 tháng dạy Anh văn trong sự tranh thủ của mình (vào lớp vì chưa tìm được giáo viên và mình vẫn phải tiếp tục các công việc mình đang làm, không được toàn tâm toàn ý chỉ dạy Anh văn). Cần nói qua hoàn cảnh để mọi người hiểu mức hoàn thiện của bài chia sẻ này, hoàn toàn là trải nghiệm cá nhân. Các điều dưới đây cũng được viết trong sự tranh thủ, vì mình không có thời gian để bày tất cả các tài liệu mình đã sử dụng ra để tổng hợp viết bài này mà viết dựa vào trí nhớ, trước khi các công việc khác cuốn mình đi. Bài sẽ viết bằng tiếng Việt, vì mục đích chia sẻ cho cả giáo viên dạy ngoại ngữ khác. Bài tiếng Anh nói về việc dạy tiếng Anh có khá nhiều rồi, như các bài của thầy Christoph Jaffke.
Và bạn Minh chưa làm được hết những gì bạn Minh nêu ra dưới đây nha:
1. Giáo trình ngang – chủ đề cho cả năm học:
Cách làm của mình, đầu tiên là soạn giáo án cho cả năm học, mình gọi là giáo trình ngang. Với 1 tuần hoặc 2 tuần hoặc 1 tháng là một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như cơ thể của mình, nhà của mình (các phòng, vật dụng …), màu sắc, thời tiết (gió mây nắng mưa, bốn mùa trong năm, mặt trăng – mặt trời – các vì sao), cây cối (trong vườn, trong rừng…), các con vật (trang trại, trên biển, trong rừng, chim chóc …), công việc – nghề nghiệp, đối thoại hàng ngày, con số, chữ cái, trang phục… Sẽ có tuần có chủ đề lễ hội (Tết tây, Tết ta, mùa thu hoạch …).
Giáo trình ngang này mình sử dụng cho cả 5 cấp lớp (lớp 1 – lớp 5), ở mỗi cấp lớp sẽ có thay đổi về trình độ tùy theo sự phát triển của trẻ (mà mình gọi là giáo trình dọc sẽ trình bày ở dưới). Việc này giúp mình dễ dạy, khi chuẩn bị bài cũng như khi vào trong lớp (“chạy” từ lớp 1 đến lớp 5 trong một ngày). Tuy nhiên, tùy theo trình độ của mỗi lớp, giáo trình ngang này sẽ có sự biến thiên từ nhỏ đến lớn. Chẳng hạn như ở lớp lớn, khi học chủ đề “nhà của mình” sẽ có phần về giới từ chỉ vị trí (như trong – in, trên – on, xuyên qua – across) cùng với phần ứng dụng, bài tập tăng độ khó khác nhau, cũng như có hoạt động (vận động, nói, viết …) khác nhau. Giáo trình ngang này có thể sử dụng qua nhiều năm: sang năm lấy ra dùng lại, đương nhiên phải có bổ sung, chuyển biến, làm cho tốt hơn với kinh nghiệm, vốn bài hát – bài thơ – trò chơi … mà giáo viên đã tích lũy được suốt một năm dạy qua.
Giáo trình ngang này với mình cũng là có lợi cho trẻ, vì chẳng hạn trẻ lên lớp 2, đến tháng 10, chúng sẽ lại học về cơ thể con người, giống như chúng đã được học vào tháng 10 năm ngoái nhưng với “trình độ” cao hơn, sâu hơn. Đây là cách ôn lại giúp trẻ nhớ tốt hơn sau khi đã “quên” vài tháng qua, và lại được bồi bổ sâu hơn, nhiều hơn, hoặc nhanh hơn, đòi hỏi cao hơn. Cứ như vậy, nếu mình (tốt nhất là) có duyên dạy trẻ trong suốt thời tiểu học, thì có 5 năm, 5 lần để mình đào sâu vào một chủ đề cho trẻ bổ cả trong lẫn ngoài, cả ngang lẫn dọc, cả rộng lẫn sâu.
2. Hoạt động trong một giờ học:
Nên bắt đầu bằng một bài hát hay một bài thơ có ý nghĩa (verse) để mở đầu cho buổi học, như là điểm nhấn, bước chuyển tiếp sang giờ học Anh văn. Tương tự, kết thúc bằng một bài hát hay một bài thơ.
Sau đó là “sinh hoạt vòng tròn”, hoặc trò chơi, mục đích là để kéo trẻ hiện diện tại lớp, hiện diện trong thân thể trẻ. Kinh nghiệm là có hôm trẻ lớp 3 & 4 đang ngồi ở bàn học nên xin viết bài trước, mình cho viết bài thì các bạn nhộn nhạo, thế là mình gọi các bạn ra vòng tròn. Sau 15 phút “sinh hoạt vòng tròn” và chơi trò chơi, thì các bạn có thể ngồi im lặng, tập trung viết bài.
Trong phần sinh hoạt hay trò chơi này, ta sẽ kết hợp, xen kẽ bài hát (songs) – bài thơ (rhythms, rhymes) – bài tập nói (speech), trẹo lưỡi (tongue twisted), các câu ngạn ngữ (proverbs – saying). Và thật nhiều trò chơi (games) với các bài thơ, bài hát có ý nghĩa.
Các bạn dạy tiếng Anh có thể tìm các tập tài liệu mà thầy Christoph Jaffke đã soạn: Materials for Language Teaching in Rudolf Steiner/Waldorf Schools. Còn cảm nhận chung của mình là cứ các bài thơ, bài hát, thậm chí câu chuyện cổ, nguyên bản thì bao giờ cũng đầy ý nghĩa, trọn vẹn hơn các bài hát, câu chuyện bị bẻ gãy, cắt vụn và đơn giản hóa hiện nay.
Bạn có thể bắt đầu cho trẻ câu đố (riddle) bằng tiếng Anh cho trẻ trước giờ kết thúc học. Cách giải câu đố cũng như trong lớp học chính là bạn nào nghĩ ra câu trả lời sẽ nói thầm vào tai giáo viên để các bạn khác có cơ hội tiếp tục đoán câu đố.
Thứ hai trẻ quay về lớp từ một cuối tuần có thể đầy hoạt động và trẻ khá bồn chồn, khi đó ta sử dụng các bài hát nhẹ nhàng kèm với tác dụng bình ổn, chữa lành như bài này:
My pigeon house
https://www.youtube.com/watch?v=qk4duFsO47k…
3. Giáo trình dọc – sự phát triển của trẻ theo từng cấp lớp, độ tuổi:
Lớp 1:
Trẻ vừa bước vào việc học từ chương (academy) từ môi trường mầm non mộng mơ, học chủ yếu từ việc hoạt động và bắt chước. Vì thế, cách dạy Anh văn hay ngoại ngữ khác nói chung cũng vậy, hoàn toàn từ việc nói – nghe, hoạt động cho trẻ bắt chước theo, không có đọc viết trong suốt 3 năm đầu (lớp 1, lớp 2, lớp 3).
Cảm giác của mình là việc học ngoại ngữ giống như việc học ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng bắt đầu chậm hơn (từ năm lớp 1 thay vì khi mới sinh ra) và với tốt độ nhanh hơn (thay vì ngôn ngữ mẹ đẻ học nghe – nói hoàn toàn trong 6, 7 năm đầu đời; thì ở đây ta có 3 năm; và trẻ sẽ học đọc – viết tiếng mẹ đẻ từ năm lớp 1 thì đọc – viết ngoại ngữ cần chờ đến lớp 4, hoặc với lớp đã tỉnh thức và trưởng thành hơn thì từ cuối năm lớp 3).
Ở lớp 1, cũng như chủ đề chung của lớp và cách dạy của giáo viên chính, chúng ta (giáo viên ngoại ngữ) dạy qua truyện cổ tích, các câu chuyện thiên nhiên (như Mẹ Trái Đất, tiên đất, nước, khí, lửa … Và vì chúng ta chỉ có công cụ là nghe và nói nên phải dùng các trò chơi, sinh hoạt vòng tròn (cho đến giữa cuối lớp 3), bài thơ, bài hát, câu chuyện kể … liên tục trong lớp học.
Đây là lúc trẻ bắt đầu học đọc, học viết tiếng mẹ đẻ nên có thể trẻ sẽ muốn được biết cách viết, cách đọc ngoại ngữ, song nếu bạn liên tục hát, đọc thơ, kể chuyện đơn giản, chơi trò chơi thì trẻ sẽ mau quên đều trẻ đòi. Có thể để sách tiếng Anh với hình vẽ đẹp trong lớp cho trẻ xem. Song đây là thời điểm trẻ cực kỳ ham học, mình cảm giác là phần ý chí của trẻ hoạt động mạnh nhất so với thời tiểu học nên giáo viên ngoại ngữ cũng phải tận dụng.
Một số bài hát có chủ đề truyện cổ tích (mình đưa các link bài hát từ các youtuber mà mình thích vì giọng hát, ngữ điệu sống, thật, và trọn vẹn). Các bài này có thể mình phải nghĩ ra hoạt động như kiểu sinh hoạt vòng tròn theo chủ đề cả câu chuyện để trẻ dễ theo và hiểu được ý nghĩa của bài hát.
There once was a princess (Công chúa ngủ trong rừng)
https://www.youtube.com/watch?v=jh7Mbs6Uvts…
One, two, three hairy bears I see (Goldilocks và ba chú gấu)
https://www.youtube.com/watch?v=_1aa7K_UMnU
Run, run, as fast as you can! (Chú bé bánh gừng)
https://www.youtube.com/watch?v=rsYfhjCV_Ns
Với lớp 1, mình thích các bài hát đơn giản, ca từ nhẹ nhàng song đầy ý nghĩa (như kiểu về tình yêu, lòng tốt, sự quan tâm). Những bài này thường kèm với động tác tay (Hand play):
The earth needs the raindrops
https://www.youtube.com/watch?v=rteRLoh4D2g…
The little plant
https://www.youtube.com/watch?v=bphMFHF_1hc…
The golden sun is shining
https://www.youtube.com/watch?v=tGrZNuh58wk…
Và đương nhiên, mỗi bài hát đều là sự kết hợp, vừa là chủ đề của giáo trình ngang, vừa nhấn mạnh sự cần thiết cho sự phát triển của trẻ độ tuổi đó (giáo trình dọc) chẳng hạn như cảm nhận cơ thể, các hoạt động nhanh – chậm, mạnh – nhẹ … của lớp 1.
Một bài hát có thể vừa là màu sắc (ôn lại), con vật (ôn lại) vừa là số đếm (chủ đề mới) như bài vừa về gà con, vừa màu vàng, vừa 5 với 5 là 10:
Ten fluffy chicken
https://www.youtube.com/watch?v=nMROnZN5en4
Bài hát này có thể giới thiệu ở lớp 1 như một câu chuyện, và nhắc lại ở lớp 2 để trẻ cảm nhận rõ từ vựng hơn:
Six little mice sat down to spin
https://www.youtube.com/watch?v=rO062l4uXJc…
Bài hát này vừa là bài khởi động (với động tác giúp trẻ cảm nhận rõ thân thể và không gian từ hẹp đến rộng bao xung quanh cơ thể), giới thiệu từ lớp 1 và sau đó ở lớp 2, thậm chí lớp 3, lớp 4 khi trẻ bắt đầu hiểu về sự hài hước, nói ngược:
Diddle diddle dumpling my son John
https://www.youtube.com/watch?v=YmKl2NMre_g…
Bài hướng dẫn cách làm, và trong link này bạn có thể học rất nhiều về sinh hoạt vòng tròn hay hoạt động khởi động cho trẻ (mình rất ngưỡng mộ người thầy này):
https://www.youtube.com/watch?v=qJCNf901Rb8…
Lớp 1 sẽ rất thích những bài hát đơn giản, đầy các động tác cùng các từ rất vần vè với nhau:
Clap your hands and wiggle your fingers
https://www.youtube.com/watch?v=3cbbhTskOFk…
Clap, clap, clap your hands
https://www.youtube.com/watch?v=RuhcYAcexIo…
Two little feet go tap tap tap
https://www.youtube.com/watch?v=DLeCzUSGtnQ…
On my face I have a nose
https://www.youtube.com/watch?v=LpeluKuaAPE
Cho đến các bài vận động khá mạnh cho các bạn “xả năng lượng”. Nếu bạn là người đưa trẻ vào sự quậy hay rối loạn thì bạn có khả năng đưa trẻ ra, tốt hơn là để trẻ tự “vỡ trận” rồi bạn không đưa trẻ ra được. Cần có hoạt động cho trẻ “xả”:
Peter hammers with one hammer – encourage counting and co-ordination
https://www.youtube.com/watch?v=KpV3Icr8COs…
Walk and stop – a freeze / elimination game
https://www.youtube.com/watch?v=ZUIhwVVs7XQ…
We are woodmen sawing trees
Đừng quên bắt đầu cho các bạn phân biệt phải, trái. Song với mình việc này chưa gấp, bạn nào chưa làm được thì lên lớp 2 làm tiếp:
Right hand, left hand
https://www.youtube.com/watch?v=-pIYHstd-GE…
Một chủ đề có thể có rất nhiều cách để “dạy”, bài hát chơi, bài hát nhận biết, trò chơi nhận biết, và cả câu chuyện kể, chẳng hạn như của chủ đề màu sắc. Các bài sau đây tùy độ dài, số từ vựng sẽ cho từng cấp lớp khác nhau:
Orange is a carrot
https://www.youtube.com/watch?v=mCWj0UoqhhM…
Green, green, green
https://www.youtube.com/watch?v=ekIXRgRjCSs…
If you are wearing red
https://www.youtube.com/watch?v=jPhHrvOxEMg…
“Stop!” says the red light
https://www.youtube.com/watch?v=ujA1l4NeBBg…
What are you wearing?
https://www.youtube.com/watch?v=m5XH7BRS4zY…
Mary wore her red dress
Mrs White had a fright
https://www.youtube.com/watch?v=xOxWhk2gmDo…
Toán ở lớp 1:
Grade 1 rhythmical counting: Four’s tables
https://www.youtube.com/watch?v=E4eVfG5SBgo…
Lời vô nghĩa (cái này gần giống các bài đồng dao đọc lên lúc đầu không hiểu gì, nhưng có hiệu quả ẩn giấu)
One misty moisty morning
https://www.youtube.com/watch?v=796mR3Sg92M…
Lớp 2:
Lớp 2 có thể gọi là cơ hội duy nhất của một lớp có sự ôn lại, và đào sâu những nội dung mới được giới thiệu ở lớp 1 như giới thiệu chữ viết, bốn phép tính. Chủ đề của lớp 2 là các chuyện cổ tích dài (các cuộc phiêu lưu), truyện ngụ ngôn, truyện về những người cao cả, nhấn mạnh các câu chuyện thiên nhiên (yếu tố thiên nhiên). Con vật ở truyện lớp 2 vẫn là con vật có nhân cách hóa. Lớp 2 cũng bắt đầu xuất hiện sự tách ra, thể hiện ở tính phân cực (duality) nên những bài hát, bài thơ nhấn mạnh hai cực được các bạn thực sự thích thú.
Về ngoại ngữ, ta tiếp tục ôn lại, đào sâu các chủ đề, giúp trẻ biết nhiều hơn các từ vựng, đánh vần tiếng Anh và đếm số tiếng Anh lưu loát, bắt đầu giới thiệu trẻ đọc cộng trừ, bản cửu chương bằng tiếng Anh.
Một điểm đặc biệt của lớp 2 là các bạn bắt đầu rèn luyện kỹ năng trí nhớ. Vì thế cho các bạn đọc các bài thơ dài, hát các bài hát dài, đặc biệt có tính thêm vào dần, rồi lại bớt dần ra, là rất tốt để luyện trí nhớ. Đọc xuôi rồi đọc ngược (cả bảng chữ cái, bảng đếm số, hay câu luyện nói – speech) đều tốt để luyện trí nhớ.
Một số bài hát tham khảo cho lớp 2:
Bài “khởi động”
Người ta cho từ lớp 1, mình thì sẽ làm từ lớp 2. Các bài này giúp các con kết nối, tập trung và kết hợp tốt hơn:
1st Grade Music Class partner games
https://www.youtube.com/watch?v=gGiZGUcATpo…
2 nhân vật, 2 cực:
Two little blackbirds birds sitting in the snow
https://www.youtube.com/watch?v=lNLY4L-4v5c…
Down is the Earth, up is the Sky
https://www.youtube.com/playlist…
The Grand Old Duke of York Lyric Video
https://www.youtube.com/watch?v=y3Rlgu8k3SE…
Các bài bắt đầu chỉ ra (dù là từng ngón tay và đọc nó) như là những thứ đơn lẻ. Các bài này có thể đọc từ lớp 1 nhưng đến lớp 2 mới gọi rõ ra (kiểu thế, đây là cảm nhận bên trong người giáo viên):
The Wiggles, Two Fine Gentlemen
https://www.youtube.com/watch?v=Qr7sjrqrFiU…
Wake Up You Sleepy Head
https://www.youtube.com/watch?v=Wijln7wA6VM…
Các bài hát “cộng dồn”. Các bài này khi các con đã hát thuộc, có thể cho các bạn hát nhanh lên, nhanh lên hết mức (mà vẫn không vấp, không lộn nhịp, hát cùng với nhau).
The Green Grass Grows all Around
The Rattlin Bog
https://www.youtube.com/watch?v=O1tIYSi7Oec
I jump out of bed in the morning – a cumulative action song
https://www.youtube.com/watch?v=zPrz5dYQTgw…
The house that Jack built
https://www.youtube.com/watch?v=3_tR59hcxwo…
Vừa là chuyện thiên nhiên vừa là một hình thức “sum up”:
Over in the Meadow
https://www.youtube.com/watch?v=C6ljGXMMB-g
Câu chuyện thiên nhiên:
I’m a tall tall tree
https://www.youtube.com/watch?v=lKNDu_69jIg
Sự chuyển đổi của sâu thành bướm:
There’s a tiny caterpillar on a leaf
To the sky and back – a hand play about the water cycle
https://www.youtube.com/watch?v=k6UvfBJuQCY…
https://www.youtube.com/watch?v=k6UvfBJuQCY…
Các bài hát có nhiều đoạn:
I am the music man
https://www.youtube.com/watch?v=OmNQsDG3xYE…
If I were a little bird – an action song
(bài này lên lớp 5 mình nhắc lại cho các bạn học ngữ pháp, câu ước loại 2. Còn ở lớp 2, thậm chí lớp 1, lớp 3, khi hát bài này ban đầu các bạn y như sở thú luôn, kiểu như “xả năng lượng” í. Voi mà cũng dùng vòi đánh nhau; kangaroo thì khỏi nói, đá nhau như thật luôn… Vài lần thì giống như các bạn xả xong rồi í, bắt đầu làm rất nhịp nhàng và đàng hoàng. Mình nghĩ hoàn toàn tùy thuộc vào ranh giới và kỷ luật của người giáo viên cho đến giới hạn nào. Song ban đầu giới thiệu mà các bạn “loạn” lên vì quá thích thì mình nghĩ nên cho các bạn “nghịch” một tí, miễn đừng làm đau nhau. Sau khi “xả” đã thì các bạn sẽ thôi. Chứ ngăn từ đầu mình nghĩ vừa mệt giáo viên, vừa tội cho các bạn.)
https://www.youtube.com/watch?v=XezrkoteFQ8…
Truyện ngụ ngôn:
The Little Red Hen
https://www.youtube.com/watch?v=tl2dGBBhFa8…
Và mình bắt đầu cho các con làm các trò chơi bàn tay như thế này. Với lớp 2 thì cho các con làm chung với nhau và với cô trong vòng tròn. Từ lớp 3, hoặc lên lớp 4, có thể bắt đầu cho mỗi bạn lên làm trước cả lớp (cần động viên, ví dụ làm chiếc ghế kể chuyện mà ai ngồi vào đó cũng có thể kể chuyện được cả):
Finger Plays with Dr Jean
https://www.youtube.com/watch?v=gC-r_pajb6I…
Wiggle and Waggle
https://www.youtube.com/watch?v=7mJ8TeExPHg…
Phân biệt phải – trái cho lớp 2:
Left Right Activity 2nd Grade
https://www.youtube.com/watch?v=VG8NsRo_fY8…
Toán của lớp 2:
Waldorf Math Grade 2 Sevens’ and Eights’ Songs
https://www.youtube.com/watch?v=flcHAGHwkjk…
Và ngay từ lớp 2, nếu cô cứng và trò giỏi thì đã có thể giới thiệu cả bài hát vốn ở trong vở nhạc kịch Shakespeare như thế này:
When That I Was A Little Tiny Boy
https://www.youtube.com/watch?v=q5NPo5FV2HA…
Hay như bài này:
The Fox (Went Out One Chilly Night)
https://www.youtube.com/watch?v=0qxqQXHQ8BE…
https://www.youtube.com/watch?v=ABWUJEvNDds…
Lớp 3:
Lớp 3 là ngưỡng cửa đầu tiên mà trẻ bước ra khỏi thế giới, trở thành một cá thể độc lập. Tôi là một, và thế giới là một khác. Đây có thể là bước khủng hoảng không nhỏ đối với trẻ, cũng là lúc trẻ bắt đầu ngưng yêu thầy cô vô điều kiện và ngưỡng mộ thầy cô như vị thần, trẻ bắt đầu thách thức uy quyền và đặt câu hỏi về trình độ của người giáo viên. Vì thế, người giáo viên ở giai đoạn này càng phải nhìn lại chính mình, để tốt hơn, và giúp trẻ biết ngưỡng mộ điều cao cả hơn một con người như cả nhân loại, như Đấng Sáng tạo.
Trẻ lớp 3 học về Sáng thế. Học về việc con người bị đuổi khỏi Vườn Địa đàng và bắt đầu phải học trồng trọt để có thức ăn, tự làm nhà để ở; trẻ lớp 3 học về trồng trọt, làm nhà, làm các vật dụng (như làm gốm…). Do đó, nội dung ngoại ngữ học về Sáng thế (theo niềm tin của trường và của bạn), các nghề nghiệp, về làm vườn, trang trại …
Các bài hát tham khảo:
Sáng thế:
The Animals Came in Two by Two.
https://www.youtube.com/watch?v=Zoi76wfOWpU…
Uncle Noah’s Ark
https://www.youtube.com/watch?v=Ywm_SaPsaSw…
Father Abraham
https://www.youtube.com/watch?v=rO062l4uXJc…
Joshua Fought The Battle Of Jericho
https://www.youtube.com/watch?v=MdQy2l8BegA…
Làm vườn, làm nông:
The garden song
https://www.youtube.com/watch?v=iQf98ebPdQw
version này vui hơn:
https://www.youtube.com/watch?v=7Vu8zSCMQkY…
The farmer gathers his hay today – a harvest festival song
The farmer sows his seeds – a singing game for harvest time
https://www.youtube.com/watch?v=i6Vc0eFXjbo…
Georgina’s garden – for all those who love their gardens
https://www.youtube.com/watch?v=jg-GolxAeIU…
Blow, winds, blow –
https://www.youtube.com/watch?v=43SJVKynGpM…
If you were a farmer – mime activities on the farm
https://www.youtube.com/watch?v=jm0zEjAmd8o…
Nghề nghiệp:
Tommy was a baker – a song for role play; mime different occupations
https://www.youtube.com/watch?v=t-WBtmt8vcI…
Giai điệu của lớp 3:
Kookaburra sits in the old gum tree
Nỗi buồn chia ly:
puff the magic dragon
https://www.youtube.com/watch?v=U0PI2djoA10…
Toán lớp 3:
Grade 3 Combining Tables
https://www.youtube.com/watch?v=eb8qL_Tyt1U…
Còn đây là link các bài hát lớp 3 “nhà người ta” . Trình đến đâu rồi ấy!
https://www.youtube.com/playlist…
Lớp 4:
Trẻ lớp 4 thể hiện khủng hoảng trở thành cá nhân độc lập có khi muộn hơn và mạnh hơn ở lớp 4. Thời điểm này có thể như cái yo – yo khi trẻ bật qua bật lại giữa 2 cực vừa ngoan – quậy, hiền – dữ … Trẻ bắt đầu hiểu việc nói tiếu lâm, sự nói ngược, nói bóng gió. Bắt đầu thử nghiệm đạo đức, chẳng hạn nói bậy nói tục, nói dối và ý thức mình nói dối để thử phản ứng của người khác, nhất là bậc uy quyền như thầy cô, cha mẹ.
Chủ đề của lớp 4 là Thần thoại Bắc Âu hay thần thoại đa thần. Toán trẻ học phân số, phép nhân chia nhiều số. Bắt đầu học về Động vật và Con người (động vật như sinh vật, song trong mối tương quan với con người). Trẻ bắt đầu hỏi câu hỏi “tôi ở đâu?”, bắt đầu dạy trẻ về Đông Tây Nam Bắc, địa lý lớp học – trường học – thành phố trẻ ở … Địa lý phải thật, đi kèm với cây trồng, vật nuôi, cách sinh sống ăn ở của con người.
Mood (tâm trạng) của trẻ lớp 4 bạo liệt hơn, buồn sâu hơn, vui nổ trời hơn. Đây là bước chuyển sang giai đoạn giữa của tuổi tiểu học (lớp 4,5,6).
Đầu năm lớp 4, sẽ bắt đầu cho trẻ viết (những bài mà trẻ đã thuộc ở 3 năm học trước đó) và đọc (đầu tiên từ những bài trẻ tự chép). Tiết học đầu tiên cho My first English book (cuốn vở Tiếng Anh đầu tiên của tôi) phải diễn ra thật cẩn thận, chăm chú. Giây phút trẻ “vỡ òa” phát hiện cái từ này viết như thế này sẽ rất tuyệt vời cho cả cô và trò! Lớp nào học sớm có thể tập viết từ lớp 3, song song với việc bắt đầu học ngữ pháp tiếng mẹ đẻ của các bạn. Nếu bắt đầu từ lớp 4 thì đầu tiên là chép các bài hát, bài thơ trẻ đã thuộc từ 3 năm học trước. Sau đó bắt đầu giới thiệu ngữ pháp cho các em. Ngữ pháp theo ý nghĩa là những rường cột, quy luật để ta thể hiện ý tưởng của ta khi nói, khi dùng ngôn ngữ.
Bạn có thể cảm nhận sự khác biệt qua các bài hát đặc trưng cho sự phát triển của trẻ lớp 4 dưới đây:
“wake-up” exercises
https://www.youtube.com/watch?v=CutEflj5S2o…
Fourth Grade Movement Lesson at City of Lakes Waldorf School
https://www.youtube.com/watch?v=CHQX_AxujlM…
The Skye Boat Song
https://www.youtube.com/watch?v=-zQoQ1ckFxI…
Headstrong Horses on the Plain
https://www.youtube.com/watch?v=X0mBaQzkDRE
Hài hước:
Oh, You Can’t Get to Heaven
https://www.youtube.com/watch?v=i0xUse6mQLU…
Toán lớp 4:
Rhythm of Math
https://www.youtube.com/watch?v=zjPgZIvYXPQ…
Lớp 5:
Lớp 5 trẻ sẽ bắt đầu hỏi câu hỏi “Ta đang ở thời điểm nào?” (When am I?). Trẻ bắt đầu học về lịch sử, với các thần thoại của các giai đoạn chủ yếu trong sự phát triển ý thức của con người: Ấn Độ cổ đại, Ba Tư cổ đại, Lưỡng Hà, Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại. Trẻ tìm hiểu về Thực vật và con người (thực vật trong mối quan hệ với con người, với thực vật theo thứ tự chúng xuất hiện trên trái đất, cũng theo cách nhìn như cây địa y giống như một đứa trẻ mới sinh ra …).
Với lớp 5, sáu tháng dạy vừa qua thật sự Minh chỉ cho các bạn những bài của các lớp dưới (vì Minh không dạy các bạn từ các lớp dưới và ôn, củng cố từ vựng, ngữ pháp).
Và thêm một số bài sau:
One more step along the world I go
https://www.youtube.com/watch?v=7PXV3dwaeNU
The Farmyard Jamboree
https://www.youtube.com/watch?v=x8tHwQ9Qwzk
Up, Up, Up!
https://www.youtube.com/watch?v=Lrd0TiER_J0
Fly like an eagle – a call and response chant and circle dance
https://www.youtube.com/watch?v=MarW0Oy7iGo
Chơi rất nhiều trò chơi, ví dụ:
Word Board
https://www.youtube.com/watch?v=GvZfGpgel9E…
How many words in a minute?
https://www.youtube.com/watch?v=My74R1y5Y10…
Drawing dictation
https://www.youtube.com/watch?v=HcjOVJTSmdI…
Về từ vựng, đọc – hiểu:
Cho các bạn học các thành ngữ, tập cho các bạn dịch, cho các bạn hiểu quan trọng là “feel the language” (cảm nhận ngôn ngữ). Vấn đề không phải là thuộc nghĩa từ đó, hay thậm chí biết ngữ pháp đó, mà cảm nhận được cả câu văn, cả đoạn văn, trong ngữ cảnh đó nghĩa là gì? Nghĩa là cảm nhận toàn bộ, toàn thể, không chia cắt lụp bụp ra trong bất kỳ trường hợp nào (chia từ, chia đoạn…). Nếu không hiểu một vài từ cũng không sao, hãy cảm nó. Cái này dạy qua thực hành thì các bạn mới cảm được. Và tùy trình độ của mỗi bạn sẽ hiểu, cảm theo mức độ khác nhau.
Về ngữ pháp:
– Cho các con học qua bảng động từ bất quy tắc
– 12 thì (chia động từ) tiếng Anh
Các trò chơi trong giờ tiếng Anh:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10219272530830690&set=a.10217896826878951&type=3&theater