Dạy con khôn – Dạy văn theo cách Steiner Waldorf

21.04.2017


Nói qua việc dạy Ngữ pháp cho “bọn học sinh Steiner” nha.

Trong Khoá đào tạo Giáo viên Steiner Khoá III vừa qua, Thầy Joachim có giảng qua về việc dạy Ngữ pháp cho trẻ (lớp 3). Các con vẫn học thơ văn bình thường, học viết (bằng bút như đá mài, rồi bút lông ngỗng, rồi mới chuyển qua bút mực) xong xuôi rồi, mới đến một block main lesson (tạm dịch là 1 học phần Bài học Chính) về Ngữ pháp. Mục đích của học phần này, thầy Joachim nói là, để trẻ hiểu viết đọc, viết, nói lâu nay của trẻ có Ngữ pháp trong đó như thế nào. Trẻ đã làm việc đó tự nhiên, thoải mái, dễ dàng và khéo léo ra sao? Giờ chỉ là việc trẻ học để hiểu quy tắc đó. Và việc dạy Ngữ pháp mà thầy Joachim hướng dẫn cũng chỉ đơn giản như là:

Chúng ta có bốn loại từ (word). Đó là:
Từ để gọi tên (word calls name)
Từ hành động (action)
Từ chỉ tính chất

(Ai chép bài bổ sung dùm mình heng, mình nhớ tinh thần chứ không nhớ được chính xác từ thầy đã dùng huhu)

Chúng ta có 3 – 4 loại câu (sentences):
Câu để kể chuyện
Câu để hỏi
Câu để biểu lộ tình cảm…

(Lại không nhớ được chính xác từ mà thầy đã dùng)

Nói chung tinh thần là giới thiệu cho trẻ bản chất chứ không phải là khái niệm (tên gọi).

Thực ra nội dung Ngữ pháp này đã được giới thiệu sơ qua từ lớp 2, với câu chuyện dễ thương như là có một bé hạt giống nhỏ ở trong lòng đất, đến mùa xuân được các thần lùn gọi để nảy mầm và lớn lên. Mỗi thần lùn lại thêm một từ. Cuối cùng cả câu là “Violet tím lớn lên thật nhanh!” Câu đó có bốn loại từ thần tiên: từ chỉ tên gọi, từ chỉ việc làm, từ chỉ cách thức, và từ chỉ màu sắc.

Cô lớp 3 có gửi mình một cuốn sách về Grammar Land để dịch cho các con. Mình đã gửi một bạn dịch mà bạn chắc bận quá, chưa dịch được. Trong đó có câu chuyện mà khi mới đọc, mình đã phá lên cười không dừng được. Đại ý là có một quý ông bị người ta kiện đưa ra toà. Quan toà hỏi: “Ông bảo rằng cái bàn là của ông phải không?” Quý ông đó gật đầu chắc nịch: “Phải”. Quan toà hỏi: “Thế cái ghế cũng là của ông chắc?” “Phải”… Cứ thế đến lúc quan toà cáu tiết bảo: “Vậy lâu đài, của cải trên thế giới này là của ông tất?” “Vâng”. “Hả, thế ông là ai mà lại cái gì cũng của ông?” “À, tôi là Danh từ (Noun)!”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *