CÁC CÂU HỎI CỦA TRẺ

Khoảng từ 3 tuổi, trẻ em bắt đầu hỏi rất nhiều, và đôi khi cha mẹ chúng gặp khó khăn lớn trong việc tìm lời đúng để trả lời cho chúng. Mỗi câu hỏi cần một câu trả lời riêng, nhưng có thể có giá trị lớn lao, vì thế cần xác định phải trả lời thế nào, với ý tưởng rõ ràng về câu trả lời cần đưa ra cho trẻ. Bởi vì sẽ hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng một đứa trẻ nhỏ tuổi có thể được trả lời bằng một câu phù hợp cho đứa trẻ 11 hay 12 và chỉ cần giản lược bớt đi thôi.
Các câu hỏi của một đứa trẻ thậm chí từ khi còn bé đã nhiều và khác biệt đến mức khiến bạn hoàn toàn ngạc nhiên. Thực sự là với sự đánh giá nhiều tôn trọng, những đứa trẻ bé nhất sẽ thường hỏi những câu hỏi nền tảng và sâu xa nhất – về cuộc sống và cái chết, và cuộc sống sau khi chết, và nhiều chủ đề mà cha mẹ chúng thường không có chút hy vọng nào là mình có đầy đủ kiến thức. Một đứa trẻ bốn tuổi (đây là một ví dụ có thật) đã hỏi những câu hỏi sau chỉ trong vài phút:
Con người có chết không? Mẹ có chết không? Con có chết không? Các thiên thần sẽ nói với mẹ điều gì? Thiên thần có nhút nhát không ạ? Ai tạo ra Thượng đế? Mẹ có thích Thượng đế không? Khi mẹ chết rồi mẹ có sống lại không?
Và đối với trẻ nhỏ việc cha mẹ chúng thú nhận không có khả năng trẻ lời những câu hỏi nền tảng về kiến thức của đời người có thể như một cú sốc. Và những câu hỏi của trẻ em phải là một thách thức đối với nhiều bậc cha mẹ trong việc làm sao có thể mang những suy nghĩ của trẻ đến điểm rõ ràng và chắc chắn về nhiều điều, để từ đó trẻ thường có thể yên tâm để câu hỏi đó không cần trả lời.
Tuy nhiên, có hai điều, cần lưu ý về các câu hỏi của trẻ nhỏ. Chúng thường hỏi liên tục từ câu này sang câu khác, mặc dù chúng đang không tìm kiếm nhiều thông tin cho lắm, so với cảm giác thỏa mãn được lắng nghe giọng nói trong câu trả lời. Và chúng sẽ lắng nghe thích thú hơn một câu trả lời chưa hoàn thiện mà được nói với giọng nói ấm áp và đầy tình yêu, hơn là một câu trả lời hoàn chỉnh và chốt hạ được đưa ra với giọng điệu của thông tin chính xác. Thật sự, rất thật là trẻ nhỏ tuôn ra hàng đống câu hỏi không ngừng bởi chúng đang kiếm tìm điều gì đó sâu sắc hơn là sự được thỏa mãn đơn thuần cho trí tò mò; chúng đang tìm kiếm để được mang đến âm thanh sống động của giọng nói con người. Bởi những giọng chúng nghe không chỉ giữ lại lâu dài trong ý thức của chúng, giống như với người lớn, mà còn tác động thậm chí những quy trình vô thức sâu hơn xảy ra để xây nên cơ thể vật lý. Rudoft Steiner đã thật sự chỉ ra các mối liên hệ chính xác giữa các âm thanh của bảng chữ cái với sự hình thành các bộ phận của cơ thể; và vì thế đó chính là Eurythmy, môn học biểu hiện biểu lộ các âm thanh khác nhau của ngôn ngữ và âm nhạc trong các chuyển động của tay chân. Môn học này không chỉ là một nghệ thuật, mà có thể sử dụng như một cách thức chữa lành.
Ví thế, cách bạn trả lời các câu hỏi của trẻ nhỏ quan trọng không kém nội dung của câu trả lời. Giọng nói trong sáng, đầy đặn (và bạn cần lưu ý giọng nói hiện đại, đặc biệt của những nhà học giả, thường rất khô khan và cộc lốc), sẽ không chỉ cho đứa trẻ một cảm giác tốt lành, mà còn giúp trẻ tạo nên sức mạnh của cơ thể cho cuộc sống sau này. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng đầu tiên từ dòng sữa mẹ, và tiếp đó là bằng tiếng nói của mẹ.
Nhưng giống như một chỉ dẫn về loại câu trả lời nào mà trẻ nhỏ cần, bạn để ý mà xem, đứa trẻ thường đưa luôn câu trả lời cho câu hỏi của mình, và không hiếm khi từ chối câu trả lời người lớn đưa ra thay cho câu trả lời mà trẻ tự nghĩ ra. Câu trả lời mà trẻ tự đưa cho mình theo một quy luật thường có đầy sự mộng tưởng so với các câu mà người lớn đưa cho trẻ. Một đứa trẻ hỏi: Tại sao mặt trời lấy được nước lên trời? và sau đó thêm vào: Có phải nước này là để cho các thiên thần uống không? Hoặc khi nhìn thấy một miếng lưới sắt để ở trên ống khói của một chiếc xe lu chạy bằng hơi nước, trẻ hỏi: Tại sao họ để miếng lưới ở trên đó? nhưng lại lập tức tự trả lời: Chắc là để giữ cho lũ chim không xây tổ ở trên đó.
Không hề dễ dàng cho người lớn để học theo khả năng tưởng tượng tuyệt vời đó, và một cảm nhận chắc chắn của sự thật theo trí tuệ sẽ chắn trên đường suy nghĩ. Nhưng sẽ luôn tốt để nhớ rằng một đứa trẻ cần một mộng tưởng sống động nào đó trong các câu trả lời chúng nhận được. Để cho chúng các giải nghĩa logic (tuy là có đúng với một tư tưởng khoa học) là đưa cho chúng một hòn đá trong khi chúng cần xin bánh mì.
Thỉnh thoảng các câu hỏi của trẻ nổi lên chỉ đơn giản là từ ước muốn kết nối trẻ với từ ngữ của những vật thể xung quanh mình. Một đứa trẻ nhìn thấy một con sâu bướm lần đầu tiên, và hỏi: “Cái gì đó?” “Một con sâu bướm?”. “Một con sâu bướm là cái gì?’ Nhưng cái mà trẻ muốn từ câu hỏi thứ hai không phải là một định nghĩa về một con sâu bướm là gì, mà là một xác nhận vui vẻ về thực tại đang có trước trẻ: “Đó là một con sâu bướm”. Cũng như vậy, một bà thầy bói sống bằng cách nói với mọi người về số phận của họ và diễn dịch những giấc mơ của họ,” Con trai của Đức vua Ireland nói “đó là lý do tại sao bà ấy được gọi là bà thầy bói” (từ Spae-woman, người phụ nữ nói trước).

Khi trẻ đã qua lứa tuổi sáu hay bảy, chúng tự nhiên cần nhiều câu hỏi có sự kết nối với câu hỏi của mình hơn so với khi chúng còn nhỏ. Chúng sẽ đợi có ý thức hơn với câu trả lời, thay vì chỉ sống trong giọng điệu của câu trả lời. Thí dụ như, ở độ tuổi này, trẻ em sẽ hỏi nhiều câu hỏi về các cơ thể cấp cao hơn (thuộc về thiên đường), bản chất của mặt trời và các ngôi sao, sự sáng tạo ra thế giới, v.v… Và sẵn sàng để cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi này là hằng hà sa số những cuốn Bách khoa toàn thư cho Trẻ em, Báo chí, sách Khoa học, và tại sao không, với các biểu đồ đẹp đẽ của Mặt trời, một quả bóng cháy sáng trên một trang nền màu đen, to nhiều lần hơn kích cỡ của trái đất, hay một người đàn ông được cắt làm đôi cho thấy trái tim như một cái bơm, hai lá phổi như một cặp ống bể, hệ thống thần kinh giống như một bộ các dây điện báo, v.v.. Và dù cho những thứ này có là sự thể hiện có ý nghĩa nào cho sự thật vào thời điểm đặt câu hỏi hay không: đáng để lưu tâm rằng vào thời điểm các học thuyết khoa học được đăng trên các sách trẻ con thông dụng thì đã hơi bị quá lạc hậu, chưa tính đến việc bị đánh giá theo tiêu chuẩn riêng của các loại sách này.
Sẽ có rất nhiều thời gian cho trẻ để tìm hiểu các học thuyết khoa học ở các lứa tuổi lớn hơn, khi trẻ có thể thật sự hiểu một vài khái niệm là căn cứ của các học thuyết này. Vì các khái niệm khoa học này phát sinh chỉ vào một thời điểm rất cụ thể trong lịch sử con người, và trí óc của một đứa trẻ không là thứ để so sánh với làn sóng của suy nghĩ trí tuệ theo lịch sử mang chúng đến lúc sinh ra. Một đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi có trong mình rất nhiều hơn chỉ là sự tưởng tượng mộ đạo và phong phú của thời Trung cổ. Đối với trẻ các ngôi sao là những thiên thể vĩ đại cách xa hàng nghìn dặm kỳ vĩ trong không gian; trẻ cảm thấy vẻ đẹp chói sáng rạng rỡ của những ngôi sao như một thứ gì đó rất gần với mình. Mặt trời không chỉ là một khối vĩ đại đứng yên của khí cháy bỏng; mà việc nó mọc mỗi ngày lấp đầy trẻ với một cảm giác tuyệt vời của niềm vui và sự biết ơn. Các hình ảnh của các cơ thể siêu phàm trong các truyền thuyết đối với trẻ thật hơn nhiều so với các khoảng cách và chiều hướng của chiêm tinh học hiện đại. Người Na Uy nói rằng khi có nhật thực là do sói nuốt mặt trời, và đối với một đứa trẻ, người có cảm giác rất tốt về giá trị phá hủy của bóng tối, bản chất của một hiện tượng nhật thực được diễn đạt tốt hơn nhiều bằng một hình ảnh như vậy, hơn là một biểu đồ các hình bóng quay tròn. Bởi vì trong một hiện tượng nhật thực nó thật sự có vẻ như là sói phá hủy mặt trời, và rằng “như thể” là, sau cùng, có các xác nhận gần đây nhất của các nhà khoa học thật sự. Newton đã không nói rằng các hành tinh bị hút bởi trọng lực của trái đất; mà rằng chúng di chuyển như thể chúng bị hấp dẫn mà thôi, và không phải là lỗi của ông trong việc con người đã tạo ra một lý thuyết giáo điều như vậy.
Thật sự, quan trọng là không đưa cho trẻ các quan niệm khoa học về các đề tài này quá sớm. Các quan niệm khoa học này có xu hướng phá hủy cảm xúc và trí tưởng tượng sống động phù hợp với lứa tuổi này; và nếu chúng được nhận trước khi trẻ đã phát triển khả năng theo đuổi các suy nghĩ là nền tảng của các quan niệm khoa học đó, các quan niệm sẽ trở thành các vấn đề niềm tin thay vì các vấn đề kiến thức như chúng nên là. Rất ít người trong những năm trưởng thành thậm chí có được ý chí để tìm hiểu các thuật toán mà hệ thống hành tinh của Newton hình thành hoặc các lý thuyết nguyên tử hiện đại. Ở trong cảm giác mình đang trong thời đại khoa học là cảm giác nhẹ dạ nhất của mọi thời đại. Một ngàn năm trước một người có thể ít nhất nói rằng: “Tôi thấy mặt trời di chuyển bằng chính mắt mình”, nhưng ngày nay nhiều người phải nói là: “Ai đó đã chứng minh từ rất lâu rồi là mặt trời đứng yên. Tôi quên chính xác đó là ai, và tôi không biết ông ta chứng minh nó thế nào, nhưng thế nào thì đó cũng là sự thật.”
Khi một đứa trẻ bắt đầu vào lứa tuổi này để hỏi, Một thứ được làm ra như thế nào? Đáng để nghĩ đến là việc giải thích thật sự có ý nghĩa thật với chúng thế nào. Có những cuốn sách trẻ em để diễn đạt về cách mọi thứ được làm ra như thế nào, nhưng từ những cuốn sách như thế này trẻ thường có một cảm giác rất hời hợt, có thể nói gần như là chỉ ở bề mặt, ấn tượng về công việc con người phải làm trong thế giới này. Những công việc thường được mô tả bằng các hình ảnh sẽ cho trẻ hình tượng dễ dàng về các quy trình khác nhau, nhưng lại có rất ít cảm xúc về các điều kiện thật sự mà từ đó công việc được thực hiện. Một vài hình ảnh thoáng qua của những người thợ mỏ đang bổ cuốc vào vỉa than, cùng với một hình của một hầm mỏ với các toa xe được hạ xuống, và một đứa trẻ sẽ nhanh chóng nghĩ là nó đã biết mọi thứ về một mỏ khai thác than, và sẽ lật sang trang kế tiếp để khám phá một cái máy hát hoạt động như thế nào, hay Vạn lý trường thành ở Trung quốc trông ra sao. Nhưng có một điều rất thiển cận, ngớ ngẩn, và không sáng tạo về một cách tiếp thu thông tin như vậy; sẽ tốt hơn nhiều cho một đứa trẻ nếu chúng có thể tự vẽ bức tranh trong tâm trí mình từ việc thử sống trong những miêu tả khi nghe kể về sự im lặng tuyệt đối ở dưới đất, của những người đi bộ đến nơi làm việc hàng dặm liền trong các đường hầm mà họ không thể đứng thẳng lên để đi, của nước nhỏ giọt từng giọt v.v và v.v… Nói ngắn gọn, trẻ nên có được vài hình ảnh của những gì bên trong trái đất như hình ảnh của Geogre Macdonald đã đưa ra về bên trong của một ngọn núi như thế nào ở phần bắt đầu của cuốn Princess và Curdie (Hoàng tử và Curdie). Và trên hết, một cái hầm mỏ không nên là một yếu tố lẻ loi, mà là một kiến thức về ngành hầm mỏ có thể đến như một phần của các ý nghĩ chung của trẻ vào lúc đó, với một số liên hệ với hóa học, có thể là vậy, hoặc là với lịch sử hay địa lý.
Một trong những kết quả xấu nhất của những cuốn sách trẻ em theo kiểu đề tài “Việc đó làm như thế nào?” là một đứa trẻ thường thu thập một lượng bất thường các thông tin lý thuyết và quên đi việc quan sát những điều có thể đến trong phạm vi hiểu biết của chính trẻ. Chúng biết nhiều về việc lắp ráp một chiếc xe có động cơ, nhưng rất mù mờ về việc bơ hay phô mai hay xà phòng được làm như thế nào. Luôn là tốt nhất để cố giữ cho những câu hỏi của trẻ khi còn nhỏ là về cách mọi thứ được làm ra như thế nào cho đến những đề tài mà trẻ có thể thật sự hiểu và quan sát, có thể là bằng cách chúng tự tay làm ra những thứ này. Nói chung, sẽ dễ hơn nhiều để truyền đạt thông tin cho trẻ thật sớm thay vì khéo léo giữ chúng lại đợi đến một thời điểm tốt hơn.
Nhưng một sự dè dặt nhất định khi trả lời các câu hỏi của trẻ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giữ cho khả năng đặt câu hỏi của trẻ còn lại lâu dài. Bởi vì có một thực tại đáng buồn là khả năng chỉ đơn thuần đặt câu hỏi cũng sớm nhạt nhòa đi khi trẻ lớn lên. Đây có lẽ là một cách kiểm tra xem liệu những câu hỏi của trẻ đã được trả lời theo cách đúng đắn trong những năm trẻ còn nhỏ hay không, dựa vào mức độ sâu sắc của những câu hỏi đứa trẻ đó sẽ hỏi khi chúng lớn lên, và việc chúng có sẵn sàng hài lòng với các câu trả lời hay không. Bởi vì cho tới thời điểm chúng đạt đến một trình độ thấu hiểu trí tuệ cao hơn khi tiến đến lứa tuổi 14 chúng cần có một ước muốn mạnh mẽ để khám phá mọi câu hỏi trong cuộc đời cho đến tận cùng, và không thỏa mãn hời hợt với học thuyết mà không có kiến thức thực sự. Với trẻ em ở độ tuổi này có một ý nghĩa sâu sắc trong phần của câu chuyện về chàng hiệp sĩ Parsifal, nơi mà ở vị thế là một chàng trai trẻ, anh ta đầu tiên nhìn thấy người Hiệp sĩ bị thương, nhưng không hỏi người hiệp sĩ đó câu hỏi mà anh nên hỏi. Nhiều câu hỏi mà trẻ em nên có trong tim mình vào tuổi này sẽ thật sự chỉ được trả lời bằng chính cuộc đời mà thôi. Chúng đứng trên ngưỡng cửa của cuộc đời, và cuộc đời sẽ trả lời chúng; nhưng chỉ khi chúng đặt cho cuộc đời những câu hỏi đúng mà thôi.
Tác giả: A.C. Harwood – Người dịch: PLM)

(Tác giả, A. Cecil Harwood đã là giáo viên và Chủ tịch Hội đồng trong nhiều năm tại Michael Hall, Sussex. Ông là tác giả của cuốn The Way of a Child, Cách thức của một đứa trẻ, giờ đã được xuất bản đến lần thứ 3, và cuốn The Recovery of Man in Childhood, Sự Hồi phục của Con người trong thời Thơ ấu (NXB Hodder and Stoughton, Luân Đôn, 1958), đã được hiệu đính bởi Canon Shepherd trong bản báo này, Số 20, No. 2, Mùa Thu, 1959. Bài báo trên đây đã được in lại với sự cho phép đáng quý của “Child and Man” (Trẻ em và Con người), một tờ tạp chí thường niên được tài trợ bởi Các trường Rudolf Steiner của nước Anh.)

(Bài trích từ GIÁO DỤC NHƯ MỘT NGHỆ THUẬT, Báo của Hiệp hội trường Rudolf Steiner)
Số 22 Mùa Đông, năm 1962, Số 2)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *